Bỏ cấp huyện: Dự kiến 15% nhiệm vụ chuyển lên cấp tỉnh, 85% đưa về xã, phường

Cấp tỉnh ban hành, cơ sở thực hiện

Bộ Nội vụ vừa hoàn tất dự thảo tờ trình dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp tới đây.

Trong đó, Bộ Nội vụ nhấn mạnh đến việc sửa đổi các quy định liên quan đến phân định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp cơ sở và đẩy mạnh phân quyền, phân cấp giữa Trung ương với địa phương, cấp tỉnh với cấp cơ sở

Trên cơ sở mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp cơ sở), dự thảo phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền địa phương theo hướng: Cấp tỉnh tập trung ban hành cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, quản lý vĩ mô, các vấn đề có tính chất liên vùng, liên cơ sở, vượt quá năng lực giải quyết của cơ sở, đòi hỏi chuyên môn sâu và đảm bảo tính thống nhất trên toàn cấp tỉnh.

Bỏ cấp huyện: Dự kiến 15% nhiệm vụ chuyển lên cấp tỉnh, 85% đưa về xã, phường ảnh 1

Trong khi đó, cấp cơ sở sẽ là cấp tổ chức thực hiện chính sách (từ trung ương và cấp tỉnh), tập trung vào các nhiệm vụ phục vụ người dân, trực tiếp giải quyết các vấn đề của cộng đồng dân cư, cung cấp các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu cho người dân trên địa bàn; các nhiệm vụ cần sự tham gia của cộng đồng, phát huy tính chủ động, sáng tạo của cấp cơ sở.

Cụ thể, đối với chính quyền địa phương cấp tỉnh, ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định hiện hành, sẽ chuyển một số nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện (trước khi giải thể) vượt quá khả năng thực hiện của chính quyền địa phương cấp cơ sở (mới sau sắp xếp) để bổ sung cho chính quyền địa phương cấp tỉnh.

Ưu tiên cho cấp cơ sở

Theo Bộ Nội vụ, qua rà soát cho thấy, dự kiến có khoảng 15% nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện hiện nay phải chuyển giao cho chính quyền địa phương cấp tỉnh thực hiện.

Đối với chính quyền địa phương cấp cơ sở, ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã theo quy định hiện hành thì chuyển đa số nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện để giao cho chính quyền địa phương cấp cơ sở.

Bộ Nội vụ cho biết, qua rà soát cho thấy, dự kiến có 85% nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện hiện nay sẽ chuyển giao cho chính quyền địa phương cấp cơ sở thực hiện.

Qua đó, sẽ chuyển đa số nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương huyện cho chính quyền địa phương xã; đồng thời chuyển đa số nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã cho chính quyền địa phương cấp phường thực hiện nhằm giải quyết các công việc hành chính, cung cấp các nhu cầu thiết yếu của người dân trên địa bàn.

Với nguyên tắc ưu tiên cho cấp cơ sở, theo đó nếu cấp cơ sở thực hiện tốt thì phân quyền, phân cấp cho cấp cơ sở thực hiện; trừ các công việc vượt quá khả năng của cấp cơ sở thì mới giao cấp tỉnh thực hiện.

Xem thêm: Quy định tiền lương, phụ cấp sau khi sáp nhập xã

Bà Lê Vân (Hà Nội) có anh trai là Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc cấp xã. Khi sáp nhập xã từ ngày 1/1/2025, anh trai bà chuyển sang làm Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc xã mới.

Bà Vân thắc mắc, căn cứ Điều 12 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 (Nghị quyết 35) về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030, anh của bà có được bảo lưu tiền lương và phụ cấp của Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc xã đến hết nhiệm kỳ đại hội không?

 tiền lương, phụ cấp, bảo lưu lương, sáp nhập xã

Tiền lương, phụ cấp sau khi sáp nhập xã được quy định như thế nào? (Ảnh minh hoạ)

Về vấn đề này Bộ Nội vụ, khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã thì cán bộ, công chức cấp xã được bảo lưu các chế độ, chính sách về tiền lương và phụ cấp theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030.

Cụ thể, Điều 12 Nghị quyết 35 quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Trong đó, Khoản 1 Điều 12 nêu rõ: “Thực hiện bảo lưu các chế độ, chính sách về tiền lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với những người được tiếp tục làm việc nhưng không giữ các chức vụ trước đây cho đến hết nhiệm kỳ bầu cử (đối với những người giữ chức vụ do bầu cử) hoặc hết thời hạn bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý (đối với những người giữ chức vụ do bổ nhiệm)”.

Chỉ sau khi hết thời hạn bảo lưu theo quy định trên, lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) của những người được tiếp tục làm việc nhưng không giữ các chức vụ trước đây mới thực hiện theo chức vụ, chức danh hiện giữ hoặc giải quyết nghỉ chế độ theo quy định.

 tiền lương, phụ cấp, bảo lưu lương, sáp nhập xã

(Ảnh minh hoạ)

Bộ Nội vụ cũng lưu ý là những người hưởng chế độ này phải bảo đảm điều kiện: vẫn là cán bộ, công chức tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị ở đơn vị hành chính sau sắp xếp.

Điều này được quy định tại Khoản 4 Hướng dẫn số 26 ngày 30/11/2023 của Ban Tổ chức trung ương về việc thực hiện sắp xếp tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội ở những địa phương thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030.

“Trường hợp Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc cấp xã (là cán bộ) khi được chuyển thành Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc cấp xã (là người hoạt động không chuyên trách) thì không đủ điều kiện để hưởng chế độ bảo lưu về tiền lương, phụ cấp theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 35 nêu trên”, Bộ Nội vụ thông tin.

Nguồn: https://tienphong.vn/bo-cap-huyen-du-kien-15-nhiem-vu-chuyen-len-cap-tinh-85-dua-ve-xa-phuong-post1728034.tpo

Viết một bình luận

Shopee Sale