Nếu nói rằng “mùa sinh có thể quyết định chỉ số IQ của một đứa trẻ”, nhiều ông bố bà mẹ sẽ cho là mê tín và không tin. Tuy nhiên, đây là kết luận do các nhà khoa học Harvard đưa ra dựa trên quá trình phân tích và nghiên cứu trong 7 năm.
Theo đó, các nhà khoa học tại Đại học Harvard đã quan sát 10.000 trẻ sơ sinh trong khoảng thời gian 7 năm. Kết quả cho thấy những đứa trẻ sinh vào tháng 9, 10, 11 và 12 thường đạt điểm số trong bài kiểm tra IQ cao hơn từ 0-6 điểm so với những đứa trẻ khác. Những tháng này tương ứng với các tháng mùa thu và mùa đông trong năm.
Không chỉ vậy, ở các so sánh tiếp theo, các chuyên gia cũng nhận thấy rằng trẻ con sinh vào những tháng này cũng nặng hơn 210 gam và cao hơn 0,19 cm so với những trẻ sinh vào các thời điểm khác.
Những đứa trẻ sinh vào tháng 9, 10, 11 và 12 thường đạt điểm số trong bài kiểm tra IQ cao hơn từ 0-6 điểm so với những đứa trẻ khác. Ảnh minh họa
Vậy nguyên nhân của sự khác biệt này là gì?
Các chuyện gia tại Đại học Harvard cho biết: Trẻ sinh vào mùa thu và mùa đông có 4 lợi thế lớn và giành chiến thắng ở vạch xuất phát:
1. Thời điểm mang thai thuận lợi
Trẻ sinh vào tháng 10, 11 và 12 nghĩa là thời điểm thụ thai rơi vào tháng 2, 3 và 4. Đây là thời điểm mùa xuân, vạn vật hồi sinh, cây cối đâm chồi nảy lộc, vượng khí tốt…
Mang thai vào lúc này, thể trạng của người mẹ tương đối tốt, chất lượng tinh trùng tốt, trứng được thụ tinh thuận lợi.
Hơn nữa, tam cá nguyệt giữa thai kỳ của mẹ cũng rơi vào mùa hè và mùa thu.
Lúc này, thời tiết ôn hòa, dễ chịu mẹ sẽ không bị ốm vặt hay mắc các bệnh do thời tiết ẩm ướt gây nên. Điều này rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi.
2. Sức đề kháng mạnh mẽ hơn
Theo các nghiên cứu, trẻ sinh vào mùa đông đương nhiên có “ưu điểm” chịu lạnh hơn trẻ sinh vào mùa hè.
Dù bố mẹ có không nỡ thế nào đi chăng nữa thì ở giai đoạn đầu đời trẻ đã được “luyện chống rét”. Nhờ vậy, sức đề kháng của trẻ cũng sẽ được cải thiện.
Theo các nghiên cứu, trẻ sinh vào mùa đông đương nhiên có “ưu điểm” chịu lạnh hơn trẻ sinh vào mùa hè. Ảnh minh họa
3. Phát triển vận động nhanh hơn
Những em bé sinh vào tháng 10, 11 và 12 thì giai đoạn tập bò sẽ vào khoảng tháng 6 năm sau. Lúc này, thời tiết dễ chịu, trẻ có thể mặt ít quần áo, dễ dàng vận động thô và phát triển toàn diện tốt hơn.
Vận động thô của trẻ chủ yếu đến từ việc tập bò, xoay mình. Vậy nên, nếu trẻ được tự do lăn lộn và tự khám phá sẽ kích thích phát triển não bộ toàn diện hơn.
Và nếu giai đoạn tập bò của trẻ rơi vào mùa đông sẽ rất bất tiện bởi nhiều bà mẹ sợ con cảm lạnh nên hạn chế cho con bò.
Tuy nhiên, bò không chỉ giúp trẻ kích thích não bộ mà còn tăng khả năng phối hợp cùng tay và chân, thúc đẩy trẻ tự phối hợp linh hoạt, từ đó giúp trẻ biết nói, biết đi nhanh hơn.
4. Sinh vào mùa đông rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ
Mùa đông rất lạnh, 3 tháng đầu đời trẻ thường chỉ ăn và ngủ, ở trong nhà sưởi ấm, ngủ đủ giấc, ít quấy phá, người mẹ cũng bớt đi phiền muộn và mệt mỏi phần nào.
Nhiệt độ trong nhà vào mùa đông thường duy trì khoảng hơn 20 độ, thích hợp cho trẻ nhỏ, không phải lo lắng nhiều trẻ bị cảm lạnh.
Khi trẻ được vài tháng tuổi thì đã bước vào mùa xuân, đây là thời điểm này rất tốt để bế trẻ tắm nắng, hít thở không khí trong lành, rất có ích cho sự phát triển trí não của em bé.
Xem thêm: Con trai gặp ch.ấn th.ương ở trường mầm non, mẹ đòi cô giáo bồi thường 1,7 tỷ: Toàn bộ sự việc thế nào
Tai nạn kinh hoàng giữa giờ ăn trưa ở trường mầm non
Theo đó, một bé trai trong lúc đi ăn trưa đã bị bạn cùng lớp vô tình đ.â.m đũa vào mũi. Ngay lập tức, m.á.u chảy không ngừng, cậu bé khóc thét vì đau đớn. Giáo viên chủ nhiệm đã nhanh chóng gọi cấp cứu và thông báo cho phụ huynh.
Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán bé trai bị thủng vách ngăn mũi, gãy một phần xương mũi dưới bên trái. Người mẹ, khi nhận được cuộc gọi từ nhà trường giữa trưa, không khỏi bàng hoàng và đau đớn khi chứng kiến con trai trong tình trạng nguy hiểm. Dù được điều trị kịp thời, vụ tai nạn đã để lại nỗi ám ảnh lớn cho cả gia đình.
“Sáng tôi gửi con đi vẫn khỏe mạnh bình thường tới trưa thì mọi chuyện đã thành ra như vậy. Chúng tôi tin tưởng nhà trường mới giao con tới lớp, vậy mà sau cùng mọi chuyện lại thành ra như này”, người mẹ không khỏi bức xúc sau khi nhận cuộc gọi từ cô giáo.
Sau khi vụ việc xảy ra, phía nhà trường đã đứng ra chi trả toàn bộ viện phí và cử giáo viên túc trực chăm sóc bé trong thời gian nằm viện. Sau một thời gian ngắn, cậu bé hồi phục và trở lại trường học bình thường. Tuy nhiên, đây chỉ là khởi đầu của một cuộc tranh cãi kéo dài giữa gia đình và nhà trường.
Bé trai trong lúc đi ăn trưa đã gặp phải tình huống hy hữu, dẫn đến chấn thương nghiêm trọng.
Tranh cãi gay gắt về trách nhiệm và bồi thường
Không hài lòng với cách xử lý của nhà trường, người mẹ cho rằng cơ sở giáo dục này phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ. Cô đặt câu hỏi: “Tại sao lại cho trẻ mầm non dùng đũa thay vì thìa an toàn hơn?”. Với mong muốn đòi lại công bằng cho con trai, người mẹ yêu cầu nhà trường bồi thường 500.000 NDT (khoảng 1,7 tỷ đồng) – một con số khiến nhiều người bất ngờ.
Phía nhà trường từ chối mức bồi thường này, cho rằng vụ việc chỉ là một tai nạn ngoài ý muốn. Đại diện trường giải thích rằng việc sử dụng đũa là để rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ, đồng thời khẳng định đã làm tròn trách nhiệm khi chi trả viện phí và chăm sóc bé chu đáo. Nhà trường đề nghị gia đình liên hệ với công ty bảo hiểm để thương lượng, nhưng mức bồi thường từ bảo hiểm không đáp ứng được kỳ vọng của người mẹ.
Ngày 24/3/2025, căng thẳng lên đến đỉnh điểm khi hai bên gặp nhau để giải quyết. Trong cơn kích động, người mẹ tuyên bố “bỏ con” và thực sự để cậu bé lại trường, không đến đón con cho đến tối. Nhà trường buộc phải đưa bé trai đến khách sạn nghỉ qua đêm. Hành động này của người mẹ khiến dư luận xôn xao, nhiều người cho rằng đây là biểu hiện của sự tuyệt vọng và bất mãn.
Giám định thương tật và làn sóng tranh luận trên mạng xã hội
Để làm rõ tình hình, nhà trường đưa bé trai đi giám định thương tật. Kết quả cho thấy mức độ chấn thương không đủ điều kiện để xác định tỷ lệ thương tật. Tuy nhiên, người mẹ vẫn kiên quyết cho rằng mũi con trai bị lệch và cần phẫu thuật chỉnh hình trong tương lai, đồng thời tiếp tục yêu cầu bồi thường 1,7 tỷ đồng.
Câu chuyện nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc, thu hút hàng ngàn bình luận từ cư dân mạng. Một số người bày tỏ sự đồng cảm với người mẹ, cho rằng tai nạn nghiêm trọng như vậy đáng được bồi thường thỏa đáng. “Nhà trường phải chịu trách nhiệm khi để trẻ gặp nguy hiểm như thế”, một tài khoản bình luận. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng người mẹ đang làm quá vấn đề và nên chấp nhận giải quyết qua bảo hiểm. Thậm chí, một người tự nhận sống cùng khu nhà với gia đình tiết lộ đã thấy cảnh sát đến can thiệp vì người mẹ từ chối đón con về.
Phía gia đình bạn học gây ra tai nạn cũng bị chỉ trích khi không đến thăm hỏi hay xin lỗi. Người mẹ tiết lộ thêm rằng cô từng yêu cầu nhà trường cung cấp đoạn camera giám sát, nhưng được trả lời rằng đoạn ghi hình đã bị xóa. Thông tin này càng làm dấy lên nghi ngờ về tính minh bạch của nhà trường.
Ảnh minh họa
Phản hồi từ nhà trường và cơ quan chức năng
Ngày 24/3/2025, đại diện nhà trường khẳng định bé trai đã đi học bình thường sau khi xuất viện và cho rằng yêu cầu bồi thường 500.000 NDT là không hợp lý. Trong khi đó, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố đã vào cuộc, cam kết xử lý vụ việc theo đúng quy định pháp luật. Cơ quan này cũng cho biết sẽ tổ chức giám định thương tật lần hai để làm rõ tình trạng sức khỏe của bé trai.
Hiện tại, người mẹ vẫn giữ lập trường cứng rắn, nhấn mạnh rằng số tiền bồi thường là cần thiết để chi trả cho các ca phẫu thuật chỉnh hình sau này cho con. “Tôi không đòi hỏi vô lý, tôi chỉ muốn con tôi được bù đắp xứng đáng”, cô nói.
Bài học về an toàn và trách nhiệm
Vụ việc tại nhà trẻ kể trên không chỉ là câu chuyện tranh chấp bồi thường, mà còn đặt ra nhiều câu hỏi về an toàn trong môi trường học đường. Liệu việc cho trẻ mầm non sử dụng đũa có thực sự phù hợp? Trách nhiệm của nhà trường đến đâu khi xảy ra tai nạn bất ngờ? Và quan trọng hơn, làm thế nào để các bên có thể ngồi lại, tìm ra giải pháp tốt nhất cho đứa trẻ – nạn nhân thực sự của sự việc này?
Hy vọng rằng với sự can thiệp của cơ quan chức năng, vụ việc sẽ sớm được giải quyết minh bạch. Trên hết, sức khỏe và tâm lý của bé trai cần được đặt lên hàng đầu, thay vì những tranh cãi kéo dài giữa người lớn. Hành động “bỏ con” của người mẹ, dù chỉ là lời nói và hành động trong lúc nóng giận, cũng là lời cảnh tỉnh về cách xử lý cảm xúc trong những tình huống nhạy cảm như thế này.
Nguồn: https://www.webtretho.com/f/lam-me-lan-dau/con-trai-gap-chan-thuong-o-truong-mam-non-me-doi-co-giao-boi-thuong-17-ty-toan-bo-su-viec-the-nao
Nguồn: https://ngoisao.vn/