Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là gì:
Thuế TNCN là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập của cá nhâ trong một năm hoặc từng lần phát sinh, nhằm đảm bảo công bằng xã hội và góp phần tăng ngân sách nhà nước. Dưới đây là những thông tin cơ bản về thuế TNCN tại Việt Nam:
1. Đối tượng phải nộp thuế TNCN
– Cá nhân cư trú:Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày/năm trở lên. Hoặc có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam (bao gồm cả người nước ngoài).
– Chịu thuế trên toàn bộ thu nhập (trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam).
– Cá nhân không cư trú: Chỉ chịu thuế trên thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN
Theo Luật Thuế TNCN 2007 (sửa đổi) thu nhập chịu thuế gồm:
1. Thu nhập từ tiền lương, tiền công (lương tháng, thưởng, phụ cấp…).
2. Thu nhập từ kinh doanh (từ hoạt động sản xuất, dịch vụ).
3. Thu nhập từ đầu tư vốn (cổ tức, lãi tiền gửi, cho vay…).
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bất động sản.
5. Thu nhập từ trúng thưởng, bản quyền, nhượng quyền thương mại.
Lưu ý: Một số khoản được miễn thuế như tiền thừa kế, quà tặng giữa vợ chồng, cha mẹ với con cái.

Đề xuất mới về mức lương đóng thuế TNCN
Hiện nay, mức lương đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tại Việt Nam được tính theo Luật Thuế TNCN 2007 (sửa đổi 2012, 2014) và các văn bản hướng dẫn thi hành. Dưới đây là đề xuất thay đổi mức lương đóng thuế TNCN để phù hợp hơn với tình hình kinh tế – xã hội hiện nay:
Đề xuất điều chỉnh giảm gánh nặng thuế cho người lao động
a) Tăng mức giảm trừ gia cảnh
– Hiện tại bản thân người nộp thuế : 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm).
– Người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng/tháng/người.
– Đề xuất: Tăng mức giảm trừ bản thân lên 15 triệu đồng/tháng (180 triệu đồng/năm) do lạm phát và chi phí sinh hoạt tăng.
– Tăng mức giảm trừ người phụ thuộc lên 6 triệu đồng/tháng/người.
b) Điều chỉnh các bậc thuế suất theo hướng giảm nhẹ
– Hiện tại đang ap dụng 7 bậc thuế suất lũy tiến từ 5% đến 35% (theo Điều 22 Luật Thuế TNCN). – Đề xuất: Từ năm 2026 giảm số bậc thuế từ 7 xuống 5 để đơn giản hóa.
– Giảm thuế suất bậc 1 từ 5% xuống 3%, với thu nhập từ 0–60 triệu đồng/năm.
– Điều chỉnh ngưỡng chịu thuế cao hơn (ví dụ: bậc cao nhất 35% chỉ áp dụng cho thu nhập từ 5 tỷ đồng/năm trở lên).
2. Đề xuất bổ sung ưu đãi thuế
a) Miễn thuế TNCN cho lao động thu nhập thấp: Áp dụng miễn thuế cho người có thu nhập dưới 20 triệu đồng/tháng (thay vì tính từ 11 triệu đồng như hiện nay).
b) Khấu trừ thuế cho chi phí y tế, giáo dục: Cho phép khấu trừ thêm 2–3 triệu đồng/tháng, nếu người nộp thuế có chi phí khám chữa bệnh, học phí cho con.
c) Ưu đãi thuế cho người làm việc trong lĩnh vực công nghệ, y tế, giáo dục: Giảm 50% thuế TNCN trong 3–5 năm để khuyến khích nhân lực chất lượng cao.

3. Đề xuất thay đổi cách tính thuế
a) Chuyển từ tính thuế theo tháng sang tính thuế theo năm:
– Hiện tại, thuế TNCN tính theo tháng, dễ gây bất lợi cho người có thu nhập không đều.
– Đề xuất: Tính thuế theo tổng thu nhập năm để công bằng hơn.
b) Áp dụng thuế suất đồng nhất cho thu nhập từ cổ tức, lãi vay
– Hiện nay, thu nhập từ cổ tức, lãi tiền gửi chịu thuế 5–10%, trong khi thu nhập từ lương chịu thuế cao hơn.
– Đề xuất: Áp dụng thuế suất 5% cho mọi khoản thu nhập đầu tư để khuyến khích tiết kiệm.
Kết luận chung: Như vậy, nếu như đề xuất này được thông qua thì người lao động nuôi một con nhỏ phải có thu nhập trên 21 triệu mới phải đóng thuế TNCN, không phải là 15,4 triệu như hiện này, đây là một đề xuất hợp lý có lợi cho người lao động.
Nguồn: https://giaitri.thoibaovhnt.com.vn/de-xuat-thay-doi-muc-luong-chiu-thue-tncn-tu-2026-nguoi-lao-dong-luong-tren-21-trieu-moi-phai-nop-thue-dung-khong-901552.html
Xem thêm: Đề xuất giữ nguyên 11 tỉnh không thực hiện sáp nhập, 52 tỉnh còn lại phải sắp xếp
Tại tờ trình dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ hội về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), Bộ Nội vụ đề xuất giữ nguyên 11 ĐVHC cấp tỉnh, 52 ĐVHC cấp tỉnh còn lại thuộc diện phải sắp xếp.
Dự thảo được xây dựng nhằm triển khai các kết luận của Bộ Chính trị về việc “sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã”.
Theo đó, Nghị quyết quy định rõ các tiêu chí sắp xếp đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã, bám sát 6 tiêu chí đã được Bộ Chính trị thống nhất, bao gồm: Diện tích tự nhiên; Quy mô dân số; Yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa, tôn giáo, dân tộc; Địa kinh tế (bao gồm vị trí địa lý, quy mô và trình độ phát triển kinh tế); Địa chính trị; Quốc phòng, an ninh.
Bộ Nội vụ đề xuất giữ nguyên 11 tỉnh không phải thực hiện sáp nhập trong kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Trong đó, tiêu chí về diện tích tự nhiên và quy mô dân số được xác định theo quy định tại Nghị quyết 1211 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (đã sửa đổi, bổ sung năm 2022).
Đặc biệt, dự thảo nhấn mạnh không thực hiện sắp xếp đối với các đơn vị hành chính có vị trí biệt lập, khó kết nối giao thông, hoặc những địa phương giữ vai trò đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Theo các tiêu chí trên, Bộ Nội vụ đề xuất giữ nguyên 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh bao gồm: Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. 52 địa phương còn lại thuộc diện phải sắp xếp, bao gồm cả 4 thành phố trực thuộc Trung ương là TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Cơ quan soạn thảo cho biết việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã sẽ dựa trên các tiêu chí: diện tích tự nhiên, quy mô dân số, yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa, tôn giáo, dân tộc, địa kinh tế, địa chính trị, quốc phòng và an ninh. Trong đó, tiêu chí về diện tích tự nhiên và quy mô dân số được xác định theo Nghị quyết số 1211 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2022) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính.
Theo đó đơn vị hành chính cấp tỉnh phải đáp ứng ba tiêu chuẩn về diện tích, dân số, số đơn vị hành chính cấp huyện. Tỉnh miền núi, vùng cao diện tích từ 8.000 km2, dân số 0,9 triệu; tỉnh còn lại diện tích 5.000 km2, dân số 1,4 triệu. Thành phố trực thuộc trung ương diện tích 1.500 km2, dân số một triệu. Tất cả tỉnh, thành phố đồng thời phải có từ 9 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên.
Các tỉnh, thành phố chưa đạt 100% tiêu chuẩn đơn vị cấp tỉnh theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn, phân loại đơn vị hành chính thì phải sáp nhập.
Nguồn: https://vtcnews.vn/de-xuat-giu-nguyen-11-tinh-52-tinh-con-lai-phai-sap-xep-ar933782.html