Từ hôm phát hiện bệnh đến giờ, mình thường xuyên lên mạng tìm hiểu về căn bệnh này. Hóa ra thời nay rất nhiều chị em đang gặp vấn đề về tuyến giáp, nhất là khoảng từ sau 35 tuổi, nào là nang giáp, nhân giáp, cường giáp, suy giáp, và sợ nhất thì đương nhiên sẽ là ung thư tuyến giáp rồi.
Hôm nay, mình lên báo Trí thức trẻ đọc được một câu chuyện rất hay về người phụ nữ phát hiện được K tuyến giáp chỉ nhờ dấu hiệu khi uống nước đấy mọi người ạ.
Mình chia sẻ lại ở đây vì nghĩ chắc rằng có nhiều người sẽ cần thông tin này đấy ạ!
Người phụ nữ này là cô Ginger Gorman, hiện đang sinh sống tại nước Úc. Cô là một nghiên cứu viên lành nghề được đồng nghiệp và cấp trên quý mến. Tuy nhiên vì một vài lý do, Ginger phải xin nghỉ việc, lúc này, quản lý bảo rằng, cô hãy cố gắng ở lại công ty thêm vài tháng nữa trong khi họ nỗ lực tìm người thay thế vị trí của cô.
Khối u ở cổ có thể là do bệnh tuyến giáp, ảnh: DSA
Trong thời gian trước khi chia xa, cô Ginger đã giao lưu với rất nhiều đồng nghiệp. Cô thường xuyên đi ăn, đi chơi với các đồng nghiệp để có những kỷ niệm cuối cùng thật đẹp đẽ. Cứ tưởng rằng đây là thời điểm chia ly đầy tiếc nuối, nhưng không, nó lại là khởi đầu cho một chuỗi ngày cô phải đối diện với bệnh tật đang sắp ập tới.
Trong một lần Ginger liên hoan với đồng nghiệp trước khi nghỉ việc, khi cô ấy ngửa cổ uống nước thì bỗng nhiên 1 đồng nghiệp hét toáng lên. Người này cho rằng cổ của Ginger ‘có bất thường’, vì nó tự dưng lồi lên một khối u rất lớn giống như dị tật vậy. Cô Ginger đã tự mình uống nước rồi nhìn vào gương xem như thế nào thì thì đúng như lời đồng nghiệp kia nói, có một khối u trông rất lạ.
Ngay sau đó, Ginger đã đến bệnh viện kiểm tra và điều không ai mong muốn đã xảy ra: Cô nhận kết quả mắc ung thư tuyến giáp. Ông Peter Barry, bác sĩ tiếp nhận điều trị nhìn Ginger đầy thông cảm và bảo rằng cô phải nhập viện ngay. Cục u nằm trên cổ chính là dấu hiệu rõ ràng nhất của K tuyến giáp nhưng ít ai để ý.
Thoạt đầu, cô Ginger vô cùng bất ngờ và dường như không thể chấp nhận sự thật này. Cô hỏi bác sĩ Peter nếu không phẫu thuật thì sống được bao lâu.
– “Đó không phải là câu hỏi hay đâu Ginger ạ, biết nhiều chỉ thêm buồn thôi”, Bác sĩ Peter đáp.
Ông Peter giải thích rằng: Một trong những dấu hiệu K tuyến giáp giai đoạn đầu đó là bệnh nhân xuất hiện các hạch và khối u bất thường ở cổ, cổ bị sưng. Những khối u này thường cứng, thấy rõ bờ, chuyển động theo nhịp mỗi khi người bệnh nuốt.
Cô Ginger và gia đình, ảnh: K14
Theo ông Peter cho biết, ung thư tuyến giáp là loại K phổ biến thứ 7 được chẩn đoán ở phụ nữ Úc. Cô Ginger vừa chỉ bước sang tuổi 30 nên bác sĩ khuyên cô đừng bỏ cuộc, hãy cố gắng tiếp nhận chữa trị.
Sau khi nghe những lời động viên của bác sĩ, cô Ginger đã lấy lại tinh thần và bắt đầu tiếp nhận điều trị. Cô nhập viện ở Bệnh viện Canberra (Úc) và được phó giáo sư kiêm bác sĩ giải phẫu Sanjiv Jain chẩn đoán. Ông Sanjiv cười bảo rằng: Cô Ginger là bệnh nhân duy nhất yêu cầu được xem các tế bào ung thư trong người mình.
“Khi nhìn vào kính hiển vi, tôi thấy các tế bào K tuyến giáp như những cục xấu xí, dị dạng đan xen vào nhau. Những thứ này đang ở trong người tôi và khiến tôi hao mòn dần, thật đáng sợ biết bao”, cô Ginger chia sẻ.
Tháng 7/2007, bác sĩ Peter và ekip của ông đã phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp cho Ginger. Khi hết thuốc gây mê, bác sĩ đã nắm chặt tay Ginger và động viên rằng, mọi thứ đều ổn cả, không sao đâu, hãy mạnh mẽ lên cô gái.
Tuy nhiên 48 giờ trôi qua, Ginger đã không còn cảm giác ở tay, chân và mặt. Cô còn bị hạ canxi máu nghiêm trọng do biến chứng sau khi cắt bỏ tuyến giáp.
Đáng nói là lúc ấy Ginger không tài nào cử động được nên không gọi được y tá hay bác sĩ tới. May sao có một bác sĩ trực ghé ngang, anh ấy hét lên và tiến hành cấp cứu ngay vì Ginger đang nguy hiểm tới sự sống. Có thể nói rằng, vị bác sĩ ấy đã cứu Ginger trước thời khắc lằn ranh đáng sợ.
6 tuần sau, Ginger được điều trị bằng iot phóng xạ nhưng thật không may rằng, cô ấy đã bị nhiễm phóng xạ. Trong 3 ngày, Ginger phải ở 1 mình trong căn phòng có tấm biển ghi dòng chữ “bệnh nhân này bị nhiễm phóng xạ”, không ai được phép vào. Lúc ấy Ginger chẳng khác nào bị cách ly với xã hội, cô cũng bị cấm ra ngoài. Đồ ăn sẽ được đặt trước cửa để cô tự lấy.
“Sau khi hết phóng xạ trong người, tôi được cho ra ngoài và trở lại với phòng bệnh. Khi gặp mẹ, tôi òa khóc như một đứa trẻ vì không thể chịu đựng nổi nữa. Tại sao tôi lại mắc K khi còn trẻ thế này, tại sao tôi lại không được sống tiếp nữa, tại sao mọi thứ lại tàn nhẫn như vậy, tại sao, tại sao, tại sao…”
Sau khi bình tâm suy nghĩ kỹ lại, Ginger cho rằng việc mình mắc ung thư vốn đã có nhưng bản thân lại chủ quan. Bởi vì cha ruột của cô cũng đã ra đi vì căn bệnh K tuyến tiền liệt và ai cũng biết ung thư vốn là bệnh có tính gia đình.
Lúc vừa mắc ung thư, Ginger luôn tự thu mình lại vì không muốn ảnh hưởng tới mọi người. Cô ấy nghĩ, đằng nào cũng chết thì sao phải làm khổ người khác, điều trị làm gì để tốn tiền bạc nhưng chưa chắc sống sót? Tuy nhiên những suy nghĩ ấy đã dần thay đổi khi Ginger nhận được tình thương từ mọi người xung quanh.
Dù nhiều lần cảm xúc đau buồn khiến Ginger thất vọng và muốn bỏ cuộc, nhưng nhờ sự động viên chia sẻ từ gia đình, bạn bè, sự an ủi của các y bác sĩ, sau nhiều tháng điều trị, bệnh K tuyến giáp của Ginger đã được chữa khỏi hoàn toàn.
Cô cho biết, mìnhnhư sống lại lần thứ 2 và sẽ quyết tâm sống hết mình, trân trọng từng giây phút của cuộc sống ban tặng. Vợ chồng cô quyết định “về quê trồng rau nuôi cá”, gác lại những bộn bề lo toan để tận hưởng cuộc sống.
Nguồn: https://ttvn.toquoc.vn/nguoi-phu-nu-phat-hien-mac-ung-thu-tuyen-giap-tu-mot-dau-hieu-la-khi-uong-nuoc-ai-thay-cung-phat-hoang-20230416091145701.htm
Xem thêm: 2 con đều bị UT gan, bác sĩ lắc đầu: 2 món càng ít xuất hiện trên mâm cơm gia đình càng tốt
Vợ chồng của T kết hôn đã lâu, có 2 con, 1 trai 1 gái. Bình thường họ vốn rất bận rộn với công việc nên thường xuyên để các con ở nhà tự lo cho nhau. Mỗi bữa ăn, T đều chuẩn bị sẵn rồi để trong tủ lạnh, hôm sau 2 con có thể tự hâm lại đồ ăn để dùng.
Một hôm từ chỗ làm trở về, con trai của cô bất ngờ bị đau bụng không chịu được, mặt mày tím tái có vẻ rất nghiêm trọng. Vợ chồng T nhanh chóng đưa con đến bệnh viện, sau khi thực hiện các xét nghiệm, thăm khám và chiếu chụp, họ vô cùng bàng hoàng khi nghe bác sĩ thông báo con mình đang có dấu hiệu của ung thư gan.
Lo sợ cho đứa con gái còn lại, dù chưa có dấu hiệu bất thường nhưng vợ chồng T cũng cho con đi kiểm tra và đau đớn phát hiện cô bé cũng có kết quả tương tự. Bác sĩ cho biết, dù còn nhỏ tuổi nhưng cả 2 đứa trẻ đều mắc ung thư, rất có khả năng đến từ những thói quen sinh hoạt thường ngày đã kéo dài của các em. Những thực phẩm ăn uống hằng ngày cũng hoàn toàn có thể gây ra những căn bệnh nguy hiểm vì chất độc tích tụ lâu ngày chứ không phải ăn vào sẽ phát bệnh ngay.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: Sohu
Nhà T vốn rất thích ăn dưa chua, hơn nữa, loại thực phẩm này để được khá lâu, lại tiện lợi nên cô thường xuyên trữ rất nhiều. Vì thế ngay từ nhỏ, 2 con của T cũng có thói quen ăn dưa chua trong mỗi bữa ăn. Các chuyên gia chia sẻ, gan của trẻ nhỏ vốn rất non nớt, chưa có khả năng đào thải độc tố mạnh mẽ, vì thế, việc thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm như dưa chua không hề tốt cho sức khỏe gan. Trong dưa chua có chứa rất nhiều muối. Điều này không hề có lợi cho quá trình chuyển hóa của cơ thể, hơn nữa, chúng còn là gánh nặng cho gan, làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Với sức khỏe còn non nớt của trẻ nhỏ sẽ rất khó chuyển hóa được loại thức ăn này, dùng thường xuyên và lâu dài có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến gan và sức khỏe nói chung.
Bên cạnh các loại dưa chua, một thứ thức ăn nữa các mẹ không nên lạm dụng quá nhiều đó chính là các món còn thừa. Nhiều người cho rằng, sử dụng đồ thừa là một cách tiết kiệm, không gây lãng phí, nhưng thực sự thói quen này lại rất không tốt cho cơ thể. Thậm chí chúng là nguyên nhân làm tích tụ độc tố, sinh ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nữa, trong đó có ung thư gan.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: Sohu
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh thực phẩm để lâu có thể sinh ra nhiều loại vi khuẩn độc hại đối với cơ thể, đặc biệt nếu bảo quản không đúng cách thì lại càng dễ sinh ra độc tố. Chính vì thế, các chuyên gia đều khuyến khích mọi người nên sử dụng thức ăn mới, tránh lạm dụng các món còn thừa, đặc biệt là hâm đi hâm lại nhiều lần vừa không đảm bảo được dinh dưỡng vừa có thể gây hại cho sức khỏe.
Nếu đồ ăn không hết, các mẹ nên bảo quản kỹ lưỡng, cất ngay vào tủ lạnh và tốt nhất chỉ nên hâm lại 1 lần sau đó dùng hết. Một số người có thói quen nấu 1 nồi để ăn và hâm đi hâm lại trong vài ngày thực sự rất có hại cho sức khỏe, dễ khiến cơ thể sinh ra các loại ung thư.
Ngoài dưa chua, thức ăn thừa là 2 loại thực phẩm càng ít xuất hiện trên bàn ăn càng tốt, các mẹ còn nên chú ý tránh sử dụng các loại thực phẩm đã có dấu hiệu mốc.
Thức ăn còn sống, chưa nấu chín, thức ăn quá cay cũng đặc biệt không tốt cho dạ dày và gan, tốt nhất cứ ăn chín uống sôi, cân đối khẩu phần dinh dưỡng, hạn chế tối đa các loại thực phẩm xấu để đảm bảo sức khỏe cho bản thân mình và gia đình các mẹ nhé.
Nguồn: http://toquoc.vn/ca-2-dua-con-trong-gia-dinh-deu-mac-ung-thu-gan-bac-si-ua-nuoc-mat-khuyen-2-loai-thuc-pham-nen-xuat-hien-tren-ban-an-cang-it-cang-tot-22021126103542247.htm