Cơn đau ngực đột ngột khi ngủ
Nhiều người có thể bị đánh thức bởi cơn đau ngực dữ dội vào ban đêm nhưng không nghĩ rằng đó là dấu hiệu nguy hiểm. Thực tế, đau ngực đột ngột có thể liên quan đến cục máu đông, đặc biệt là tình trạng thuyên tắc phổi.
Thuyên tắc phổi xảy ra khi cục máu đông từ chân di chuyển đến phổi, làm tắc nghẽn dòng chảy oxy trong cơ thể. Nếu nghiêm trọng, nó có thể gây khó thở, đe dọa tính mạng. Cơn đau thường tăng khi hít thở sâu và có thể đi kèm cảm giác hồi hộp, lo lắng.

Đau chân vào ban đêm
Nhiều người cho rằng đau chân về đêm là do vận động quá sức ban ngày, nhưng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên kèm theo chuột rút hoặc co giật bắp chân, đó có thể là dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch sâu.
Tình trạng này xảy ra khi cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch chân, cản trở dòng máu về tim. Nguyên nhân có thể do duy trì một tư thế ngủ quá lâu, làm máu lưu thông chậm và đặc lại. Cơn đau do cục máu đông thường dai dẳng, kèm theo hiện tượng nóng chân hoặc đổi màu da.

Đau đầu đột ngột khi ngủ
Nhiều người cho rằng đau đầu khi ngủ là do gió lạnh hoặc mệt mỏi sau một ngày căng thẳng. Tuy nhiên, nếu cơn đau đầu đột ngột và dữ dội, đó có thể là dấu hiệu của cục máu đông trong não.
Huyết khối não có thể làm tắc nghẽn mạch máu, gây thiếu oxy cho não, dẫn đến đột quỵ. Biểu hiện đi kèm có thể là nói lắp, yếu tay chân, lú lẫn hoặc tê liệt một phần cơ thể.
Sưng hoặc đau bất thường
Nếu bạn cảm thấy sưng tấy hoặc đau ở một bộ phận nào đó trên cơ thể khi đang ngủ, đừng chủ quan!
Tình trạng này thường xuất hiện ở chân hoặc các chi, đặc biệt sau khi ngồi quá lâu. Đây có thể là dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch sâu, làm cản trở lưu thông máu và có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm.
Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khi ngủ, hãy đi khám sớm để phát hiện và điều trị kịp thời, tránh để cục máu đông gây hậu quả nghiêm trọng!
Nguyên nhân gây ra huyết khối
Nhiều người thắc mắc tại sao mình có lối sống lành mạnh mà vẫn có nguy cơ bị cục máu đông. Thực tế, huyết khối có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
1. Tổn thương nội mô mạch máu
Khi thành mạch máu bị tổn thương do huyết áp cao, xơ vữa động mạch, chấn thương hoặc tác động của một số hóa chất (thuốc hóa trị, kháng sinh…), các sợi collagen dưới lớp nội mô sẽ lộ ra, kích hoạt quá trình đông máu và hình thành cục máu đông.
2. Lưu lượng máu bất thường
Những người ngồi lâu, nằm liệt giường hoặc di chuyển đường dài có nguy cơ cao bị ứ đọng máu, làm tăng khả năng hình thành huyết khối. Ngược lại, dòng máu chảy quá nhanh cũng có thể gây xoáy máu, làm tổn thương mạch và dẫn đến cục máu đông.
3. Tăng khả năng đông máu
Khi lượng tiểu cầu và các yếu tố đông máu trong máu tăng cao, nguy cơ hình thành huyết khối cũng tăng theo. Một số tình trạng như ung thư, mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai đường uống có thể kích thích quá trình này. Ngoài ra, các rối loạn di truyền về đông máu, như bệnh máu khó đông, cũng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
4. Các yếu tố khác
Tuổi tác, béo phì, rối loạn nội tiết, hút thuốc lá, hoặc sử dụng một số loại thuốc chống đông máu cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành huyết khối.
Hiểu rõ các nguyên nhân này giúp chúng ta chủ động phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe mạch máu và giảm nguy cơ huyết khối.
Nguồn: https://giaitri.thoibaovhnt.com.vn/4-dau-hieu-khi-ngu-canh-bao-cuc-mau-dong-nguy-hiem–dung-bo-qua-902771.html
Xem thêm: Thường xuyên xuất hiện 3 triệu chứng này khi ngủ, lập tức đi khám ngay, dấu hiệu cảnh báo của UT
Điều này không chỉ bởi tính chất nguy hiểm của căn bệnh mà còn bởi sự khó khăn trong việc phát hiện kịp thời ung thư ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là ung thư hoàn toàn không biểu hiện ở giai đoạn sớm. Ngược lại, nếu chú ý kỹ, một số triệu chứng khi ngủ đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư.
Sốt liên tục vào ban đêm
Một trong những dấu hiệu đáng lo ngại nhất là hiện tượng sốt liên tục vào ban đêm. Nhiều bệnh nhân ung thư thường xuyên bị sốt vào buổi chiều và đêm khuya. Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi hệ miễn dịch đối phó với các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng sốt kéo dài và không thuyên giảm sau khi điều trị thông thường, kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, bạn nên ngay lập tức đến bệnh viện để kiểm tra. Sốt kéo dài có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chiến đấu với một vấn đề nghiêm trọng hơn, có thể liên quan đến ung thư.
Đau lưng và cột sống
Một triệu chứng khác thường gặp ở những bệnh nhân ung thư là đau lưng và cột sống. Theo các nghiên cứu lâm sàng, nhiều bệnh nhân ung thư gặp phải hiện tượng di căn vào cột sống, dẫn đến các cơn đau ở vùng cổ và lưng. Điều đáng chú ý là loại đau này không giống với đau do các bệnh lý cột sống thông thường, mà thường xuất hiện vào ban đêm và có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo cần được chú ý.
Mất ngủ nghiêm trọng
Rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là mất ngủ, có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của ung thư. Khi mắc ung thư, cơ thể tiêu hao năng lượng lớn hơn, gây ra các triệu chứng như đau đớn, khó thở, và sụt cân nhanh chóng. Những vấn đề này có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất melatonin – một hormone quan trọng giúp điều hòa giấc ngủ. Theo thời gian, sự thiếu hụt melatonin có thể dẫn đến mất ngủ kéo dài, khiến cơ thể ngày càng suy nhược.
Phòng ngừa và kiểm tra định kỳ
Để giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư, việc duy trì thói quen sống lành mạnh là điều vô cùng quan trọng. Đầu tiên, cần giữ vững tâm lý tích cực. Một tâm trạng lạc quan không chỉ giúp cân bằng nội tiết trong cơ thể mà còn làm chậm quá trình lão hóa. Việc quản lý căng thẳng và điều chỉnh cảm xúc hiệu quả có thể tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ trở thành người dễ mắc bệnh ung thư. Các hoạt động thư giãn như yoga cũng có thể giúp duy trì trạng thái tinh thần ổn định.
Bên cạnh đó, kiểm tra sức khỏe định kỳ là biện pháp hữu hiệu để phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn trong cơ thể. Việc kiểm tra định kỳ không chỉ giúp phát hiện các dấu hiệu ung thư sớm mà còn là cơ sở cho việc điều trị và phục hồi hiệu quả sau này. Đặc biệt, đối với người cao tuổi, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là vô cùng cần thiết. Ngoài ra, dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể và tiền sử bệnh gia đình, mọi người cũng nên cân nhắc thực hiện các gói khám sức khỏe cá nhân hóa.
Ung thư là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người. Việc nhận biết sớm những dấu hiệu bất thường, đặc biệt là những triệu chứng xuất hiện vào ban đêm, có thể giúp bạn phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, hãy luôn lắng nghe cơ thể mình và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Nguồn: https://thuonghieuvaphapluat.vn/neu-co-ung-thu-trong-co-the-ngu-dem-co-biet-khong-thuong-xuyen-xuat-hien-3-trieu-chung-nay-khi-ngu-thi-co-the-do-la-dau-hieu-canh-bao-cua-ung-thu-vz101747.html