Bệnh nhân được người nhà đưa vào Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong tình trạng mạch không bắt được, huyết áp không đo được do tụt huyết áp, thở rít khó khăn vì phù nề. Thầy thuốc chẩn đoán bệnh nhân bị phản vệ độ 3 – mức độ nặng nhất theo phân loại của Bộ Y tế.
Báo động đỏ toàn viện ngay lập tức được kích hoạt. Các bác sĩ tiến hành hồi sức khẩn cấp bằng Adrenalin liều cao cho bệnh nhân nhưng tình trạng không cải thiện. Trong lúc đó, sinh mạng của thai nhi cũng bị đe dọa khi mẹ tụt huyết áp khiến máu không cung cấp đủ oxy.
Thai nhi chỉ có khoảng 10 phút để tránh tổn thương não hoặc tử vong. Lúc này, nhịp tim thai chỉ còn 50-60 nhịp/phút (bình thường 140 nhịp/phút), thai đã suy nặng do thiếu oxy.
Trước tình trạng nguy kịch của cả hai mẹ con, Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Biên Thùy, Phó trưởng khoa Sản bệnh (A4) hội ý nhanh chóng với lãnh đạo khoa Gây mê hồi sức, đưa quyết định thực hiện ca mổ khẩn cấp, vừa hồi sức cho mẹ, vừa cứu thai nhi.
Các y bác sĩ đón thành công bé trai nặng 1,8kg chào đời. Ảnh: BVCC
Chưa đầy 5 phút sau khi vào phòng mổ, bác sĩ đã đón bé trai nặng 1,8kg chào đời. Trẻ bị ngạt do thiếu oxy, được cấp cứu kịp thời.
Trong khi đó, trên bàn mổ, sản phụ vẫn trong tình trạng nguy hiểm, cần được hỗ trợ thở máy và sử dụng vận mạch liều cao.
Cuộc chiến giành lại sự sống cho mẹ kéo dài suốt 10 giờ sau đó. May mắn, sản phụ dần thoát khỏi tình trạng sốc phản vệ, rút được nội khí quản và hồi phục. Sau 5 ngày điều trị, người mẹ trẻ xuất viện an toàn. Ba tuần sau, bé trai khỏe mạnh trở về bên gia đình.
Bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khuyến cáo người có tiền sử dị ứng cần cẩn thận trong ăn uống và luôn thông báo tình trạng dị ứng cho bác sĩ trước khi sử dụng thuốc hoặc thực phẩm mới để tránh những rủi ro đáng tiếc.
Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/hai-me-con-o-ha-noi-nguy-kich-chi-mot-gio-sau-bua-com-trua-co-tom-cua-172250218152346476.htm
Xem thêm: Sau bữa cơm, bé trai 6 tuổi đi ngủ mãi không dậy, bà lật mở tấm chăn và òa khóc nức nở hối hận
Bố mẹ đi làm quanh năm nên cậu bé Cao Văn (6 tuổi) được gửi về ở với bà ngoại. Bà ngoại là người chăm sóc em chủ yếu. Mặc dù không thể về nhà thăm con nhưng mỗi tháng, bố mẹ Cao Văn đều gửi tiền và quà về cho hai bà cháu. Vì làm việc trong lĩnh vực thủy hải sản nên đồ ăn gửi về nhà cho hai bà cháu là không thiếu.
Ngày hôm đó, bà cháu Cao Văn nhận được thùng cá do bố mẹ gửi về. Biết cậu bé rất thích ăn cá nên bà liền lấy vài con cá mang đi om dưa cho cháu ăn.
Tuy nhiên, vào buổi trưa ngày hôm đó, vừa ăn vừa xem phim hoạt hình nên Cao Văn không may bị hóc xương ở cổ. Thấy thế, bà ngoại nhanh chóng bảo cháu nuốt một miếng cơm thật to, đó là cách chữa hóc xương cá mà người xưa thường làm. Sau khi nuốt miếng cơm, đứa trẻ cả thấy bình thường trở lại, người bà cũng không để ý nữa. Tuy nhiên, suốt buổi chiều và tối hôm đó, cổ họng Cao Văn vẫn khó chịu nhưng em không nói cho bà biết mà đi ngủ luôn.
Sáng hôm sau, bà của Cao Văn mãi không thấy cháu ngoại dậy để đi học liền đi vào phòng để kiểm tra. Sau khi lật dở tấm chăn, bà bàng hoàng vì toàn thân cháu trai đã nhợt nhạt, gọi không thấy trả lời.
Bà òa khóc và vội vàng gọi bác sĩ đưa đến bệnh viện nhưng đã quá muộn. Các bác sĩ cho biết, thực quản của Cao Văn bị một chiếc xương cá đâm thủng, khiến cho cổ họng bị phù nề nặng gây tình trạng nghẹt thở và tử vong. Nghe tới đây, bà ngoại liền gục ngã và khóc không thành tiếng.
Làm gì khi trẻ bị hóc xương?
Các bác sĩ cho hay, do các bé còn nhỏ, phụ huynh khi cho con ăn cần chú ý, gắp hết xương, hay những vật có thể gây hóc. Nếu trong bữa ăn, bé bị hóc xương thì phải đưa đến bác sĩ khám ngay để gắp dị vật
Nhiều phụ huynh khi có con bị hóc xương thường coi nhẹ, dùng phương pháp dân gian để chữa trị như ăn cơm, ăn chuối không nhai, nhờ bàn tay bà đẻ cào ngược trước cổ với hy vọng chiếc xương trôi dễ dàng.
Thực tế, có nhiều trường hợp sử dụng các phương thức dân gian này không khỏi lại còn xuất hiện nhiều biến chứng như sốt, sưng cổ, nuốt đau, hơi thở có mùi hôi…
Nguồn: https://tintuconline.com.vn/suc-khoe/be-trai-6-tuoi-di-ngu-mai-khong-day-ba-lat-mo-tam-chan-va-oa-khoc-nuc-no-n-373583.html