Vi nhựa (Microplastics) là những hạt nhựa có kích thước rất nhỏ, thường dưới 5mm. Chúng không thể phân hủy hoàn toàn trong môi trường và có thể tồn tại trong nhiều thập kỷ, gây ô nhiễm đất, nước và không khí.
Theo nghiên cứu của Environmental Research, trong số tất cả các loại rau, cà rốt chứa nhiều hạt vi nhựa nhỏ nhất, với hơn 100.000 mảnh vi nhựa trong 1 gam (g) cà rốt – theo thông tin trên báo Phụ nữ số.
Cà rốt có chứa nhiều vi nhựa.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia Công nghệ thực phẩm cho hay, vi nhựa có mặt ở khắp mọi nơi trong môi trường, từ đại dương, không khí, thực phẩm đến nước uống. Chúng được tìm thấy trong nước biển, sông hồ, không khí, đất, thực phẩm, rau, củ, quả, mỹ phẩm, quần áo… Vi nhựa đang ngày càng phổ biến.
PGS Thịnh lý giải rằng vi nhựa tồn tại ở khắp mọi nơi cho nên có thể xâm nhập vào cây trồng thông qua quá trình hấp thụ từ đất và nước bị ô nhiễm. Cà rốt là loại rau củ phát triển dưới đất, có khả năng hấp thụ vi nhựa qua hệ thống rễ nếu đất trồng, nước tưới có tồn tại vi nhựa.
Không chỉ cà rốt mà các loại củ khác như củ cải, su hào, khoai lang, khoai tây… cũng có thể nhiễm vi nhựa qua hệ thống rễ.
Ngoài ra, hạt vi nhựa lơ lửng trong không khí cũng có thể bám vào cà rốt trong quá trình phát triển hoặc sau khi thu hoạch. PGS Thịnh cho biết vi nhựa có cũng có thể nhiễm vào cà rốt nếu người thu hoạch dùng các dụng cụ đựng như túi nilon, đóng gói bao bì…
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia Công nghệ thực phẩm cho hay, vi nhựa có mặt ở khắp mọi nơi trong môi trường, từ đại dương, không khí, thực phẩm đến nước uống. Chúng được tìm thấy trong nước biển, sông hồ, không khí, đất, thực phẩm, rau, củ, quả, mỹ phẩm, quần áo… Vi nhựa đang ngày càng phổ biến.
PGS Thịnh lý giải rằng vi nhựa tồn tại ở khắp mọi nơi cho nên có thể xâm nhập vào cây trồng thông qua quá trình hấp thụ từ đất và nước bị ô nhiễm. Cà rốt là loại rau củ phát triển dưới đất, có khả năng hấp thụ vi nhựa qua hệ thống rễ nếu đất trồng, nước tưới có tồn tại vi nhựa.
Không chỉ cà rốt mà các loại củ khác như củ cải, su hào, khoai lang, khoai tây… cũng có thể nhiễm vi nhựa qua hệ thống rễ.
Ngoài ra, hạt vi nhựa lơ lửng trong không khí cũng có thể bám vào cà rốt trong quá trình phát triển hoặc sau khi thu hoạch. PGS Thịnh cho biết vi nhựa có cũng có thể nhiễm vào cà rốt nếu người thu hoạch dùng các dụng cụ đựng như túi nilon, đóng gói bao bì…