Cà gai leo
Cây cà gai leo, còn gọi là cà gai dây hoặc cây cà bò. Cây thuộc loài cây leo nhỡ, chia nhiều cành, có chiều dài trung bình từ 60 – 100 cm. Lá cây cà gai leo có màu xanh, mọc so le, hình trứng hoặc thuôn dài, dưới gốc lá hình lưỡi rìu hay hơi tròn, mặt dưới lá hình sao có nhiều lông mềm, màu trắng nhưng không bị nhám, mặt trên của lá có gai. Cây cà gai leo ra hoa từ tháng 4 đến tháng 9 và kết quả vào tháng 9 đến tháng 12.
Cà gai leo là cây thuốc nam có vị the nhẹ, tính ẩm có công dụng giải độc gan. Hiện nay trong y học hiện đại, nhiều nghiên cứu đã chứng minh cà gai leo chứa các hoạt chất giúp bảo vệ và tăng cường chức năng gan rất tốt.
Cách phân loại cà gai leo
Dựa vào màu sắc của hoa cà gai leo mà người ta chia làm hai loại đó là cà gai leo hoa trắng và cà gai leo hoa tím. Trong đó, cà gai leo hoa trắng với dây nhỏ hơn được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp dược phẩm để chế biến thuốc, trong khi loại hoa tím với dây lớn thì được ít sử dụng hơn chủ yếu được người dân trồng để làm hàng rào.
Dựa theo vùng miền người ta chia cà gai leo làm hai loại là cà gai leo miền Trung có thân cây cằn cỗi, màu nâu đất rất cứng cáp, cà gai leo miền Bắc và miền Nam thường có màu xanh, bụ bẫm, dễ trồng và dễ săn sóc.
Dựa theo đặc điểm tính chất có thể phân thành cà gai leo khô và cà gai leo tươi.
Các thành phần trong cây cà gai leo
Cà gai leo có chứa một số thành phất chất hóa học quan trọng như: Flavonoid, saponin, sterol, acid amin, alkaloid… Đồng thời, phần lá và rễ cà có nhiều dược tính hỗ trợ cho sức khỏe như: Solamnia A, Solamnia B, glycoalkaloid, cholesterol, 3beta hydroxy 5 alpha pregnan 16 on, dihydro lanosterol… Vì vậy, cà gai leo có rất nhiều công dụng trong chữa bệnh.
Cà gai leo có tác dụng gì?
Cà gai leo là loài cây được xem là cây thuốc nam có vị hơi the, tính ấm, có tác dụng giải độc gan tốt nhất hiện nay. Cà gai leo là một vị thuốc nam quý được y học cổ truyền ghi nhận về tác dụng ổn định tế bào gan, tăng cường chức năng của gan.
Y học hiện đại đã nghiên cứu, chứng minh cà gai leo có những hoạt chất quý cho gan. Đặc biệt vị thuốc này có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan B rất hiệu quả. Cà gai leo là một trong số ít những vị thuốc nam có tác dụng tốt cho bệnh nhân mắc viêm gan B (cây được đặc biệt chú ý bởi hiệu quả của nó trong hỗ trợ điều trị viêm gan B do trong cây có chứa các hoạt chất kháng virus viêm gan B rất mạnh. Ngày nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra chỉ từ sau 6 đến 8 tháng sử dụng nước sắc cây cà gai leo liên tục là bệnh có thể chuyển về âm tính).
Ngoài ra, thành phần hóa học chính của cây cà gai leo ở rễ có alcaloid, tinh bột, flavonoid, ở dây có alcaloid. Cây được dùng trị phong thấp, sâu răng, đau nhức các đầu gân xương, cảm cúm, ho, ho gà, dị ứng. Còn dùng trị rắn độc cắn, giải độc rượu, bia, chống say tàu xe…
Dưới đây là các tác dụng của cây cà gai leo:
Làm chậm sự tiến triển xơ gan, hỗ trợ điều trị viêm gan virus
Nhờ hoạt chất glycoalcaloid, cà gai leo giúp làm chậm sự tiến triển của xơ gan và giảm mức độ xơ gan giai đoạn sớm. Điều này đã được khẳng định qua hai công trình nghiên cứu khoa học 1978 – 2000 của Viện dược liệu Trung ương là “Nghiên cứu tác dụng ức chế quá trình xơ của cà gai leo trên mô hình gây xơ gan thực nghiệm” và “Nghiên cứu tác dụng trên collagenase của cà gai leo”.
Cũng nhờ có hoạt chất glycoalcaloid, cà gai leo có công dụng hỗ trợ điều trị viêm gan virus, đặc biệt là viêm gan B. Theo thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan B, sau khi sử dụng cà gai leo 2 tháng các triệu chứng bệnh như: chán ăn, vàng da, mệt mỏi và men gan được cải thiện đáng kể. Đặc biệt sau 3 tháng sử dụng, nồng độ virus trong máu của bệnh nhân giảm xuống rõ rệt.
Chống oxy hoá, ức chế sự phát triển ung thư
Dịch chiết toàn phần từ cây cà gai leo có tác dụng chống oxy hóa và giảm tổn thương do oxy hóa gây ra ở gan. Trong nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Bích Thu cùng cộng sự về cà gai leo đã công bố dịch chiết toàn phần từ cây cà gai leo và Glycoalcaloid đều có tác dụng chống oxy hóa tương ứng là 47,5% và 38,1%.
Dịch chiết cà gai leo cũng đã được chứng minh có tác dụng ức chế được một số tế bào ung thư do virus như tế bào ung thư gan (Hep 3B, PLC/PRF), ung thư cổ tử cung… và ức chế gen gây ung thư do virus.
Giải độc, hạ men gan
Do chứa những hoạt chất có tác dụng tăng cường chức năng gan, cà gai leo có khả năng hạn chế huỷ hoại tế bào gan và hạ men gan. Điều này được thể hiện rõ rệt trong việc bảo vệ gan khi nhiễm độc trinitrotoluen giúp hạn chế việc tăng trọng lượng gan và giảm bớt các biểu hiện tổn thương gan.
Chữa đau nhức xương khớp
Theo Đông y, cà gai leo có vị hơi the, tính ấm nên có tác dụng điều trị đau nhức xương khớp hiệu quả nhờ chứa các hoạt chất thuộc nhóm alcaloid nên có độc tính nhẹ.
Đối với bệnh nhân mắc chứng thoái hóa xương khớp, cây cà gai vừa giúp cải thiện triệu chứng, vừa bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm hàn. Điều này đóng vai trò rất quan trọng bởi phong hàn rất dễ đi kèm với thoái hoá khớp, khiến tình trạng bệnh luôn trong tình trạng tái phát liên tục.
Phòng ngừa hen suyễn
Nghiên cứu cho thấy, các hoạt chất trong loại thảo dược này có khả năng làm ổn định tế bào mast – tế bào sản xuất các chất trung gian gây co thắt đường thở. Do đó, cà gai leo được sử dụng phổ biến trong phòng ngừa và điều trị ho, hen suyễn, dị ứng.
Hỗ trợ điều trị cảm cúm
Dựa vào các hoạt chất chính flavonoid và alkaloid và khả năng kháng khuẩn hiệu quả, cà dây leo giúp điều trị cảm cúm, chống viêm, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Chữa dị ứng
Các chiết xuất của cây cà gai leo giúp ức chế sự phân hủy tế bào mast, bảo vệ miễn dịch chống lại vi khuẩn và ký sinh trùng. Đồng thời điều chỉnh giải phóng các interleukin đáp ứng với các tình trạng viêm nhiễm và miễn dịch.
Vì vậy, loại thảo dược này mang lại hiệu quả cao như một loại thuốc kiểm soát dị ứng và các viêm nhiễm khác.
Cà gai leo thường được sử dụng phổ biến ở 2 dạng khô và tươi.
Cách sử dụng trà gai leo
Cà gai leo thường được sử dụng phổ biến ở 2 dạng khô và tươi. Tùy vào từng tình trạng bệnh, thầy thuốc sẽ chỉ định cách nấu khác nhau. So với loại tươi, cà dây leo dạng khô có thời gian bảo quản lâu hơn nên có thể an tâm sử dụng mà không sợ biến chất
Liều lượng thích hợp của cà gai leo phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, sức khỏe của người dùng và một số điều kiện khác. Khi dùng sản phẩm cần tham khảo ý kiến của dược sĩ, bác sĩ hoặc lương y trước khi sử dụng.
Đối với người bình thường, liều lượng thích hợp từ 20 – 30g/ngày giúp bổ sung dinh dưỡng và bảo vệ chức năng gan.
Đối với người bệnh sử dụng cà gai leo để hỗ trợ điều trị thì liều lượng thích hợp là 100g/ngày. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng kết hợp đồng thời nhiều thuốc khác nhau để tăng hiệu quả điều trị nhưng phải thông qua hướng dẫn của bác sĩ.
Có nên uống cà gai leo hàng ngày
Uống nước cà gai leo là rất tốt nhưng thói quen này sẽ trở nên vô ích nếu bạn sử dụng sai cách. Có thể tham khảo cách uống dưới đây:
Bước 1: Đối với cà gai leo tươi, rửa sạch, phơi khô rồi bảo quản ở nơi thoáng mát để dùng dần.
Bước 2: Chuẩn bị 50 – 60g dược liệu khô, đem rửa sạch, cho vào ấm trà. Tiếp theo, đổ nước sôi khoảng 90 độ C vào, sao cho ngập phần dược liệu.
Bước 3: Đổ phần nước đi, để lại phần bã trà. Sau đó, đổ thêm 200ml nước sôi vào, hãm trong khoảng 10 phút. Sau đó đổ thêm 1 lít nước lọc là có thể sử dụng trong ngày.
Những ai không nên uống cà gai leo
Cà gai leo có hương vị thơm ngon, ngọt nhẹ, cùng với nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại dược liệu thiên nhiên này cũng có thể gây ra tác dụng không tốt với một số người. Dưới đây là nhóm người nên thận trọng khi uống nước cà gai leo:
Trẻ em dưới 5 tuổi;
Phụ nữ đang mang thai, đặc biệt là thai dưới 3 tháng tuổi;
Người mắc các bệnh mãn tính như: Huyết áp thấp, bệnh tim mạch,…;
Người thận yếu hoặc mắc các bệnh về thận;
Người đang điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ.
Người mắc bệnh mạn tính như cao huyết áp, tim mạch… Nếu muốn sử dụng người bệnh phải thăm hỏi ý kiến bác sĩ điều trị và ngưng sử dụng ngay khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu lạ hay tình trạng bệnh chuyển biến xấu hơn.
Xem thêm: Một gia đình có nhiều người qua đời vì UT thừa nhận một thói quen nhiều người Việt mắc phải
Nhiều người trong một gia đình mắc ung thư có tiền sử hút thuốc lá lâu đời
Ngày 6/3, truyền thông Trung Quốc đưa tin vào tháng 3 năm ngoái, một người đàn ông tên là Tần 60 tuổi ở Trịnh Châu, Hà Nam đã đến bệnh viện để kiểm tra do ho thường xuyên và có máu trong đờm, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi tế bào vảy.
Được biết, bệnh nhân có tiền sử gia đình: ông nội bị ung thư thực quản, 2 người em của ông nội bị ung thư dạ dày, bố bị ung thư phổi và ung thư dạ dày, 2 chú (em trai bố) bị ung thư dạ dày, anh trai cả bị ung thư dạ dày và anh trai thứ hai bị ung thư gan và ung thư phổi. Cho đến nay, cả 8 người này đều đã ra đi vì ung thư.
Ảnh minh họa
Bác sĩ cho biết, môi trường làm việc của bố mẹ ông Tần rất phức tạp và trong gia đình có tiền sử hút thuốc lá từ lâu. Các xét nghiệm sâu hơn cho thấy những đột biến phôi hiếm gặp đã xảy ra trong gen của gia đình, đây có thể là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tình. Người ta đặt ra nghi vấn rằng hút thuốc chính là thói quen chính yếu nhất dẫn đến câu chuyện đau lòng này.
Theo báo cáo của WHO, thuốc lá giết chết hơn 8 triệu người trên toàn cầu mỗi năm. Trong đó hơn 7 triệu người tử vong do sử dụng thuốc lá trực tiếp và khoảng 1,2 triệu người tử vong dù không hút thuốc nhưng tiếp xúc với khói thuốc một cách thụ động.
8 căn bệnh ung thư tiềm ẩn nguy cơ từ hút thuốc lá
Ung thư phổi
Theo nghiên cứu, sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây hơn 90 phần trăm các ca tử vong vì ung thư phổi. Trên thế giới tỉ lệ mắc ung thư phổi tăng khá nhanh trong vòng 60 năm qua, tăng hơn nhiều so với các loại ung thư chính khác và tỉ lệ này cho thấy có sự liên quan mật thiết với việc số người hút thuốc tăng lên. Thực tế ung thư phổi là căn bệnh hiếm thấy trước khi sử dụng thuốc lá trở nên phổ biến. Ung thư phổi không phổ biến ở nhóm người không hút thuốc.
Ung thư thanh quản
Thanh quản tiếp xúc trực tiếp với chất sinh ung thư (carcinogens) trong khói thuốc lá khi hơi thuốc được hít qua thanh môn ở khoảng giữa hai dây thanh âm.
Theo nghiên cứu, những người hút từ 40 năm trở lên có nguy cơ mắc UTTQ gấp 14,2 lần so với những người không hút thuốc. Những người hút thuốc từ 20 đến trên 20 điếu /ngày có nguy cơ mắc ƯTTQ cao gấp 12 đến 25 lần so với người không hút thuốc. Một số nghiên cứu khác trong khoảng 10-15 năm trở lại đây ở Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ , Brazil cũng cung cấp những bằng chứng tương tự.
Ung thư hầu, miệng
Các nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh rằng hút thuốc lá là yếu tố nguyên nhân của ung thư hầu và khoang miệng. Các dẫn chất trong thuốc lá và khói thuốc lá có chứa các chất thúc đẩy sự phát triển ung thư trong khoang miệng.
Nguy cơ mắc ung thư khoang miệng ở nam giới có hút thuốc lá cao hơn nam giới không hút thuốc lá từ 3,6 đến 11, 8 lần. Con số này lên tới 14,1 lần đối với ung thư hầu.
Ảnh minh họa
Ung thư thực quản
Đến năm 1982, với đầy đủ các bằng chứng từ nghiên cứu dịch tễ học, y sinh học và thực nghiệm các nhà khoa học Hoa Kỳ đã kết luận được hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra ung thư thực quản. Theo Carstensen qua một nghiên cứu thuần tập theo dõi 25.129 nam giới trong 16 năm từ năm1963 đến năm 1979 tại Thuỵ Điển cho thấy những người hút thuốc lá liên tục có nguy cơ mắc ung thư này cao hơn gấp 3,7 lần so với người không hút thuốc.
Ung thư tụy
Các nghiên cứu cho thấy người sử dụng nhiều thuốc lá nguy cơ mắc ung thư tuỵ cao hơn người không bao giờ hút thuốc từ 3 đến 5 lần. Nguy cơ này giảm đi ở những người đã cai thuốc lá.
Ung thư bàng quang và ung thư thận
Hút thuốc lá có thể gây ra tới 30% đến 40% các trường hợp ung thư bàng quang. Cai thuốc lá thành công trước tuổi 50 sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh khoảng 50% sau 15 năm so với hút thuốc.
Nguy cơ tăng lên cùng với số lượng thuốc lá sử dụng tăng, với thời gian hút thuốc. Hút thuốc lá gây ra 70 đến 82% các trường hợp ung thư quanh thận và ung thư niệu quản của nam và 37-61% ở nữ.
Nguy cơ mắc ung thư thận ở những người hút thuốc cao hơn người không hút thuốc có thể tới 5 lần.
Ung thư cổ tử cung
Có mối quan hệ nhân quả giữa hút thuốc lá và ung thư cổ tử cung. Nguy cơ mắc ung thư tử cung ở người hút thuốc cao gấp từ 1 đến 5 lần người không hút thuốc. Nguy cơ mắc giảm sau khi cai thuốc.
Ung thư dạ dày
Nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã báo cáo tỷ lệ chết và mắc ung thư dạ dày cao hơn ở nhóm những người hút thuốc. Từ năm 2002, các nhà khoa học thuộc trung tâm nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) đã kết luận rằng có đủ bằng chứng chứng tỏ hút thuốc lá có quan hệ nhân quả với ung thư dạ dày.
Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/mot-gia-dinh-co-nhieu-nguoi-qua-doi-vi-ung-thu-thua-nhan-mot-thoi-quen-nhieu-nguoi-viet-mac-phai-172250307164156774.htm
Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/cay-co-dai-moc-khap-noi-nhung-it-nguoi-biet-la-thuoc-khoe-gan-uc-che-su-phat-trien-ung-thu-172250312113031671.htm