Mách mẹ tuyệt chiêu hạ sốt cực nhanh cho trẻ bằng rau diếp cá, không cần dùng thuốc

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Sau khi tiêm phòng hoặc giai đoạn mọc răng trẻ thường bị những cơn sốt hành hạ. Lúc này, mẹ hãy sử dụng hạ sốt bằng rau diếp cá để trị dứt điểm cơn sốt cho con.

Công dụng của rau diếp cá

Rau diếp cá không chỉ là rau gia vị mà còn là cây thuốc nam có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của người lớn và trẻ em. Theo Đông y, rau diếp cá có vị chua, tính mát, mùi tanh đặc trưng giúp thanh nhiệt, giải độc, trị chứng đái buốt, đái dắt, mụn nhọt mưng mủ, ho và sốt cao.

Rau diếp cá được xem là loại kháng sinh tự nhiên rất tốt cho trẻ em. Diếp cá có tính mát nên mẹ có thể dùng làm thực phẩm cho bé (cho vào cháo hoặc nấu canh). Mẹ cũng có thể dùng rau diếp cá làm nước tắm cho trẻ trị rôm sảy, mẩn ngứa.

Xem thêm:

– Mách chị em cách hạ sốt cho trẻ bằng lá tía tô cực kỳ an toàn, hiệu quả sau khi tiêm phòng

– Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi khi tiêm phòng

Cách dùng rau diếp cá hạ sốt cho trẻ

Đối với trẻ sơ sinh

Mẹ giã nát một ít rau diếp cá rồi đắp lên trán trẻ, dùng băng gạc quấn lại và để trong vòng 30 phút. Lá diếp cá có tính mát sẽ giúp trẻ nhanh chóng hạ sốt.

Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi

Hạ sốt cho trẻ bằng rau diếp cá là cách làm đơn giản, hiệu quả giúp trẻ triệt tiêu cơn sốt, không còn quấy khóc. Mẹ chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

– Bước 1: Lấy một nắm rau diếp cá (khoảng 20 – 40 g) rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng trong vòng 15 phút. Sau đó, vớt rau ra rổ để ráo nước.

– Bước 2: Cho toàn bộ rau diếp cá vão cối giã nhuyễn, vắt lấy nước.

– Bước 3: Nếu có nước vo gạo, mẹ nên chắt 1 bát nước vo gạo đặc (trường hợp không có nước vo gạo có thể chỉ dùng nước lá diếp cá). Tiếp đến, cho nước vo gạo và nước diếp cá vào nồi đun sôi, để lửa nhỏ trong vòng 20 phút thì tắt bếp.

– Bước 4: Dùng hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá vừa đun cho trẻ uống.

Lá diếp cá sống có vị tanh và khó uống đối với trẻ em. Tuy nhiên, khi đã được đun sôi, vị tanh dần biến mất, nước diếp cá lúc này dễ uống hơn. Nếu trẻ thích uống ngọt, mẹ có thể thêm chút đường.

Liên tục cho bé uống từ 2 – 3 lần mỗi ngày. Sau ngày thứ nhất, trẻ sẽ hạ cơn sốt. Hai đến ba ngày sau, thân nhiệt của bé sẽ trở lại bình thường.

Lưu ý khi dùng rau diếp cá hạ sốt cho trẻ
– Nên cho trẻ uống nước lá rau diếp cá sau bữa ăn khoảng 1 giờ để đạt hiệu quả cao nhất.

– Trường hợp bé sốt quá cao, mẹ nên kết hợp vừa cho bé uống nước, vừa đắp bã diếp cá. Mẹ lau sơ người cho bé bằng nước diếp cá để chống khuẩn, kháng viêm rồi đắp bã diếp cá lên trán và hai bên nách của bé.

– Mẹ cũng nên chú ý kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cho trẻ để con hạ sốt nhanh hơn. Nếu thấy trẻ vẫn không hạ sốt, mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay lập tức.

Nguồn: https://phunusuckhoe.giadinhonline.vn/mach-me-tuyet-chieu-ha-sot-cuc-nhanh-cho-tre-bang-rau-diep-ca-khong-can-dung-thuoc-c21a488504.html

Xem thêm: Một sai lầm khi hạ sốt khiến bé trai nhập viện đã viêm màng não

Em T.Q.T. (9 tuổi, Uông Bí, Quảng Ninh) có triệu chứng sốt cao 39,5 độ C, đau đầu, đau sưng 2 góc hàm. Gia đình không đưa trẻ đến cơ sở y tế khám mà tự điều trị tại nhà bằng cao dán.

Tuy nhiên, tình trạng của T. không được cải thiện, bệnh nhi bắt đầu có biểu hiện đau đầu nhiều. Lúc này, gia đình mới đưa con đến Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí để điều trị.

Sau khi được bác sĩ thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhi được chẩn đoán viêm màng não. Hiện em được theo dõi và điều trị theo phác đồ.

Trẻ nhập viện với miếng cao dán tại vùng da góc hàm. Ảnh: BVCC.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, bệnh quai bị lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc với nước bọt hoặc chất tiết mũi họng của người bệnh văng ra khi ho, hắt hơi.

Người mắc quai bị có khả năng lây truyền virus 3 ngày trước khi có biểu hiện lâm sàng (trước khi sưng tuyến nước bọt) cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh. Thời gian ủ bệnh là 1-2 tuần.

Bệnh có thể được nhận biết thông qua các biểu hiện như mệt mỏi, đau đầu, nhức tai, cảm giác sợ gió, một bên má sưng lên rồi dần lây lan qua bên còn lại, sốt cao, sốt 39-40 độ C trong khoảng 3-4 ngày.

Các biến chứng thường gặp của bệnh quai bị là viêm tinh hoàn ở nam giới sau tuổi dậy thì, viêm tuỵ cấp, viêm buồng trứng (nữ giới sau tuổi dậy thì), nặng hơn có thể gây viêm não – màng não…

Bác sĩ khuyến cáo người dân khi xuất hiện các triệu chứng khó chịu, sốt cao, đau họng, đau ở góc hàm, tuyến mang tai sưng… cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng có thể sẽ xảy ra.

Nguồn: https://phunusuckhoe.giadinhonline.vn/mot-sai-lam-khi-ha-sot-khien-be-trai-nhap-vien-a-viem-mang-nao-c21a493873.html

Viết một bình luận

Shopee Sale