Tác hại khi sử dụng muối quá liều lượng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, một người trưởng thành nên ăn dưới 5g muối trong một ngày. Song, tại Việt Nam, đa phần mọi người thường tiêu thụ tới 9,4g muối/ngày.
Trong khẩu phần ăn hàng ngày, muối hấp thu vào cơ thể từ 2 nguồn tự nhiên trong thực phẩm và nguồn bổ sung, gồm: 81% lượng muối tiêu thụ từ muối tinh, bột canh, nước mắm, mì chính, hạt nêm; 11% muối từ thực phẩm chế biến sẵn; chỉ có 7% từ thực phẩm tự nhiên.
Người Việt Nam thường ăn gấp đôi lượng muối quy định. Ảnh minh hoạ
Trao đổi với Vietnamanet, TS Nghiêm Nguyệt Thu, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, mối liên quan giữa lượng muối trong khẩu phần với sự gia tăng nguy cơ của ung thư dạ dày đã được biết đến từ lâu. Cụ thể, nghiên cứu của tác giả D’Elia và cộng sự trên 270.000 người và theo dõi trong 6-15 năm cho thấy, những người ăn nhiều muối tăng 68% nguy cơ ung thư dạ dày so với những người ăn ít muối hơn. Một nghiên cứu khác còn tìm thấy rằng với mỗi gram muối ăn thêm mỗi ngày thì nguy cơ ung thư dạ dày tăng thêm 8%.
Số lượng muối có thể hấp thu
Cùng chia sẻ về vấn đề này, GS.TS Đào Văn Long, nguyên Giám đốc BV Đại học Y Hà Nội khuyến cáo số lượng muối tối đa mà từng nhóm đối tượng có thể sử dụng là:
– Người lớn không quá 6g/1 ngày;
– Trẻ em dưới một tuổi không sử dụng muối;
– Trẻ em từ 1-3 tuổi không quá 2g muối/ngày;
– Trẻ em từ 3-4 tuổi không quá 3g muối/ngày;
– Trẻ em trên 11 tuổi có thể sử dụng như người lớn
Ở một khía cạnh khác, ăn nhiều muối sẽ khiến vi khuẩn HP phát triển nhanh hơn, hoạt động mạnh hơn. Trong khi đó, khoảng 70% bệnh nhân ung thư dạ dày bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn HP).
Muối làm vi khuẩn HP hoạt động mạnh hơn. Ảnh minh hoạ
Bác sỹ Nguyễn Thanh Hùng, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, BV Bạch Mai cho biết, vi khuẩn HP rất dễ lây nhiễm, ngay cả trẻ em cũng có thể mắc HP dẫn tới ung thư dạ dày.
Ở giai đoạn sớm, căn bệnh này thường khó phát hiện do triệu chứng khá giống với các bệnh đường tiêu hoá thông thường. Và người bệnh chỉ đến bệnh viện điều trị khi ung thư bước vào giai đoạn muộn.
Do đó, cách phát hiện tốt nhất của ung thư dạ dày đó là nội soi ống mềm. Bác sĩ khuyến cáo, những người trên 40 tuổi nên thực hiện nôi soi dạ dày mỗi năm 1 lần. Những người nằm trong yếu tố nguy cơ cao như gia đình có tiền sử, nhiễm vi khuẩn HP thì từ trên 30 tuổi nên thăm khám dạ dày hàng năm từ 1-2 lần.
Ngoài ra, người dân nên chú ý tới các thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Tránh ăn quá mặn, sử dụng nhiều đồ ăn nhanh; lạm dụng rượu, bia, thuốc lá,…Khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường dù là nhỏ nhất cũng nên tới bệnh viện khám để thấu hiểu sức khoẻ bản thân.
Xem thêm: Người phụ nữ 47 tuổi qua đời sau ít ngày biết bị tiểu đường, BS nói 1 loại gia vị là thủ phạm
Ngày nay, bệnh tiểu đường đang trở nên cực kỳ phổ biến, đặc biệt không chỉ ở người già mà ngay cả người trẻ tuổi cũng mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, có nhiều người thực sự chủ quan hoặc không nhận thức được sự nguy hiểm của bệnh nên rất lơ là.
Chẳng nói đâu xa, ngay mẹ chồng mình đây, bà bị tiểu đường hơn 5 năm nhưng lúc nào cũng tự tin mình không sao, chỉ cần mỗi tháng đến bệnh viện đo đường huyết 1 lần thì lo gì chứ.

Thế nhưng vừa rồi, mình đọc được bài báo về một người phụ nữ còn trẻ đã qua đời vì tiểu đường. Mình chia sẻ lên đây cho mọi người cùng biết và tự cảnh giác.
Người phụ nữ xấu số nói trên là Zhou Liang (47 tuổi, ở Trung Quốc, tên đã được thay đổi), là công nhân nhà máy dệt ở địa phương. Khi còn trẻ, Liang là hoa khôi nhà máy và được rất nhiều người theo đuổi, sau khi kết hôn cô có cuộc sống ổn định và hạnh phúc.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng của Liang đột nhiên trở nên rất tệ, cả ngày không dậy nổi, và cân nặng cũng sụt đi rất nhiều. Thấy vậy, mọi người khuyên Liang đến bệnh viện kiểm tra xem sao.
Sau khi được bác sĩ thăm khám và cho đi làm các xét nghiệm, kết quả cho thấy cô đang ở giai đoạn cuối của bệnh tiểu đường, thậm chí không có lượng insulin nào có thể cứu được cô.
Điều đó có nghĩa là thực ra cô đã mắc bệnh tiểu đường trong một thời gian dài nhưng không hề hay biết. Căn bệnh đã diễn tiến âm thầm nhưng vì không đi khám bao giờ nên cô không để ý.
Khi nghe tin vợ mình bị bệnh nguy hiểm này, người chồng của Liang vô cùng sốc. Anh ngồi xổm ngay ở cổng bệnh viện và khóc nức nở khi không thể chấp nhận sự thật một người đang bình thường như vợ mình lại có thể mắc bệnh hiểm nghèo như vậy.
Mặc dù các bác sĩ đã rất cố gắng tìm mọi cách để cứu chữa cho cô Liang, tuy nhiên vì bệnh tiểu đường đã ở giai đoạn muộn, nên cuối cùng cô đã qua đời, khi mới 47 tuổi.
Để tìm hiểu nguyên nhân khiến người phụ nữ mới 47 tuổi như cô Liang đã mắc bệnh tiểu đường và qua đời, các bác sĩ đã phân tích sở thích và thói quen trong chế độ ăn uống hàng ngày của Liang và phát hiện ra rằng chính một loại gia vị trong nhà bếp đã gây hại cho cô.
Theo lời kể của gia đình, cô Liang rất thích nấu ăn, và một trong nhưng loại gia vị cô thích nhất là xì dầu, dường như món ăn nào cô cũng cho xì dầu, tới bữa vẫn rót thêm để chấm.
Xì dầu là một loại gia vị được ủ từ đậu nành, lúa mì, nước ngũ cốc thô rất tốt cho cơ thể. Thế nhưng do chứa rất nhiều muốn, khi sử dụng quá nhiều sẽ khiến có thể hấp thụ quá nhiều ion natri, từ đó sẽ dẫn đến đường huyết không ổn định.

Và cũng chính vì lượng insulin tiết ra không đủ nên glucose trong cơ thể không sử dụng được. Khi chúng tích tụ một lượng lớn trong cơ thể sẽ bị rò rỉ vào máu, từ đó khiến lượng đường trong máu trở nên cao hơn.
Qua câu chuyện trên, các bác sĩ đã cảnh báo nên ăn ít hơn 3 loại thực phẩm để tránh biến chứng tiểu đường
Thực phẩm nhiều đường
Các loại đồ ăn như nước ngọt, bánh kẹo, hoa quả (vải, nhãn, dưa hấu…), hoa quả sấy khô… chứa hàm lượng đường rất lớn, khi đi vào cơ thể sẽ khiến cho hàm lượng insulin ngày càng thiếu và lượng đường trong máu ngày càng khó kiểm soát.
Ngũ cốc tinh chế
Phần lớn vitamin, khoáng chất, chất xơ và protein trong hạt ngũ cốc bị mất đi sau khi được chế biến thành các sản phẩm ngũ cốc tinh chế. Do vậy mà các loại ngũ cốc tinh chế có chỉ số đường huyết cao, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh, đồng thời đòi hỏi cơ thể sản xuất nhiều hormone insulin hơn. Từ đó dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Các loại thịt và chế phẩm từ sữa chứa nhiều chất béo
Các loại thịt và sản phẩm từ sữa chứa nhiều chất béo chính là nguồn cung cấp chất béo bão hòa – một loại chất béo xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim. Theo khuyến cáo của hiệp hội Tiểu đường Mỹ, nên hạn chế hấp thụ chất béo bão hòa, không để hàm lượng này vượt quá 7% tổng số calo tiêu thụ hàng ngày để tránh nguy cơ mắc tiểu đường.
– Các loại thịt chứa nhiều chất béo bão hòa bao gồm: thịt bò thăn, cừu, sườn lợn, thịt gia cầm sẫm màu, nội tạng động vật, gà rán và các loại chế biến sẵn như xúc xích, các loại thịt nguội, thịt xông khói.
– Các sản phẩm từ sữa giàu chất béo bao gồm: Sữa nguyên kem, kem tươi, kem sữa béo, bơ và pho mát, như cheddar (loại pho mát dày).
Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/day-la-loai-gia-vi-nguoi-viet-luon-an-gap-doi-quy-dinh-chi-can-tieu-thu-94g-ngay-se-khien-nguy-co-ung-thu-da-day-tang-68-161221602091621498.htm