Tin vui cho học sinh và phụ huynh là ngày 28/2 vừa qua, Bộ Chính trị đã quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết THPT công lập. Phạm vi áp dụng trên toàn quốc cho hệ giáo dục công lập và được tính từ tháng 9 năm 2025 trở đi.
Trong những năm qua đã có nhiều địa phương miễn học phí cho học sinh mầm non và các cấp học khác nhưng chính thức từ 1/9/2025 thì chính sách miễn học phí được áp dụng cho học sinh trên toàn quốc thuộc khối công lập.
Được miễn học phí thì học sinh còn phải đóng các khoản tiền nào nữa?

Miễn học phí nhưng còn nhiều khoản khác phụ huynh phải đóng cho con em đi học
Bảo hiểm y tế
Theo quy định thì học sinh sinh viên phải đọc BHYT theo diện bắt buộc và sẽ được ngân sách hỗ trợ một phần. Thông thường mức hỗ trợ từ 30-100% mức đóng tùy thuộc nhóm đối tượng ưu tiên. Vì thế, sau khi miễn học phí thì học sinh vẫn phải đóng khoản tiền tham gia bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm y tế là chi phí phải đóng, nhóm học sinh được hỗ trợ một phần tùy đối tượng
Các khoản dịch vụ tùy theo trường
Mỗi trường có khoản thu dịch vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục theo mức khác nhau tùy theo các hoạt động của từng trường.
Các khoản này có thể áp dụng theo nghị quyết của hội đồng nhân dân các tỉnh/thành. Học sinh đóng dịch vụ này dựa trên nhu cầu cá nhân của từng học sinh. Ví dụ có trường thì học sinh phải đóng khoản dịch vụ tổ chức bán trú, dịch vụ phục vụ ăn sáng, chăm sóc, nuôi dưỡng ngoài giờ…
Ví dụ như dịch vụ tổ chức phục vụ, quản lý vệ sinh bán trú; dịch vụ phục vụ ăn sáng; dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng ngoài giờ; dịch vụ khám sức khỏe học sinh ban đầu; dịch vụ nhân viên nuôi dưỡng; dịch vụ đưa rước trẻ…
Đồng phục:
Tùy theo tổ chức của từng trường mà có các loại đồng phục khác nhau. Phí mua đồng phục thì học sinh phải đóng. Điều 9, Thông tư 26/2009, kinh phí cho việc may, mua, thuê, mượn đồng phục và lễ phục lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của nhà trường, đóng góp của học sinh, sinh viên hoặc các nguồn thu hợp pháp khác và phải được công khai thu, chi. Thế nên nhà trường sẽ thu đồng phục nếu có đồng phục.
Nguồn: https://giaitri.thoibaovhnt.com.vn/duoc-mien-hoc-phi-thi-hoc-sinh-con-phai-dong-cac-khoan-gi-900903.html
Xem thêm: Số tiền mỗi tháng phụ huynh được giảm trừ sau khi miễn học phí cả nước: Cụ thể ở các tỉnh thành
Nhiều người tự hỏi, sau khi chính sách này được áp dụng thì số tiền phụ huynh sẽ được giảm trừ mỗi tháng khi đóng học cho con là bao nhiêu và khác nhau như thế nào ở các tỉnh thành. Thông tin này đã được báo chí đăng tải rồi, mình chia sẻ lại cụ thể dưới bài viết sau đây:
Mức học phí từ mầm non đến THPT năm học 2024-2025 mà hiện tại các phụ huynh đang phải đóng cho con em mình
Hiện, mức học phí năm học 2024 – 2025 được các địa phương thông qua là từ 8.000 đến hơn 340.000 đồng mỗi tháng. Hầu hết các địa phương chia mức thu theo cấp học, ba khu vực (gồm thành thị, nông thôn, miền núi) và dựa theo Nghị định 81 về học phí công lập. Học phí với bậc mầm non khoảng 50.000-540.000 đồng/tháng, ở cấp THCS là 50.000-650.000 đồng/tháng và THPT là 100.000-650.000 đồng/tháng.
Ở bậc mầm non, có 3 tỉnh đang thu học phí thấp nhất dưới 10.000 đồng/tháng gồm Đắk Nông, Lai Châu và Sơn La. Theo đó, ba tỉnh này chỉ thu 8.000 đồng/tháng với trẻ mầm non khu vực miền núi và cao nhất 38.000 đồng/tháng với trẻ khu vực thành thị.
Ở bậc THPT, Sơn La thu cao nhất với 52.000 đồng/tháng, Đắk Nông thu cao nhất 45.000 đồng/tháng và Lai Châu thu cao nhất 35.000 đồng/tháng.
Kinh phí để thực hiện chính sách miễn học phí cho học sinh ước tính khoảng 30.000 tỷ đồng.
Nhiều tỉnh thành có mức thu học phí bậc THCS và THPT dưới 100.000 đồng/tháng với học sinh thành thị, như: Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Phước, Ninh Thuận, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đắk Lắk, Điện Biên, Hà Giang, Gia Lai, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Sóc Trăng…
Mức thu học phí cao nhất thuộc về các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Tây Ninh, Bình Định, Hà Nội. Trong đó, Bắc Giang dẫn đầu cả nước về mức thu học phí với 340.000 đồng/tháng với học sinh thành thị. Tiếp đó là Bắc Ninh và Tây Ninh với 300.000 đồng/tháng. Hà Nội thu 217.000 đồng/tháng với cấp THPT còn Bình Định thu thấp hơn một chút với 200.000 đồng/tháng.
Như vậy, nếu chính sách miễn học phí cho học sinh công lập cả nước được áp dụng, phụ huynh học sinh sẽ không phải đóng khoản tiền nêu trên.
Bao nhiêu học sinh trên toàn quốc được hưởng chính sách miễn học phí?
Theo quy định hiện hành, từ ngày 1/9/2025, nhà nước sẽ thực hiện miễn học phí cho tất cả học sinh công lập từ mầm non 5 tuổi đến hết lớp 9. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT đã đề xuất và được Bộ Chính trị đồng ý bổ sung miễn học phí cho học sinh mầm non từ 3 tháng đến 4 tuổi và học sinh phổ thông. Như vậy, trong thời gian tới, toàn bộ học sinh mầm non, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông công lập sẽ được miễn học phí.
Đáng chú ý, học sinh trường dân lập, tư thục sẽ được cấp bù học phí bằng mức học phí của trường công lập theo quy định của pháp luật. Phần chênh lệch học phí giữa trường công lập và dân lập, tư thục sẽ do gia đình học sinh chi trả.
Theo thống kê, hiện cả nước có 23,2 triệu học sinh, chưa bao gồm học sinh học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên. Trong đó, học sinh mầm non dưới 5 tuổi có 3,1 triệu, học sinh mầm non 5 tuổi có 1,7 triệu. Ở bậc phổ thông có 8,9 triệu học sinh tiểu học, 6,5 triệu học sinh THCS và 3 triệu học sinh THPT.
Kinh phí để thực hiện chính sách miễn học phí cho học sinh ước tính khoảng 30.000 tỷ đồng.
Nếu trừ đi ngân sách các địa phương của các tỉnh thành đã thực hiện miễn học phí như Quảng Ninh, Hải Phòng, Yên Bái, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Long An, ngân sách trung ương phải chi trả sẽ ít hơn con số nêu trên.
Trên thực tế, mức ngân sách cần đảm bảo sẽ phụ thuộc vào mức học phí cụ thể của từng tỉnh thành theo thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở quy định mức sàn, trần học phí quy định của Chính phủ.
Bộ GD&ĐT đánh giá, chính sách miễn học phí cho học sinh từ mầm non đến hết phổ thông nếu được triển khai sẽ có thể ảnh hưởng tới định hướng phân luồng học sinh sau THCS trong việc lựa chọn học lên THPT hay lựa chọn học nghề.
Chính thức: Quyết định miễn toàn bộ học phí cho học sinh công lập cả nước
Bắt đầu từ năm học 2025-2026, Bộ Chính trị quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên cả nước.
Quyết định quan trọng này được Bộ Chính trị đưa ra trong phiên họp ngày 28/2, khi kiểm điểm, đánh giá kết quả triển khai bước đầu việc thực hiện Nghị quyết 18 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Bộ Chính trị thống nhất cao chủ trương thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt, nhanh chóng hơn nữa các nội dung của Nghị quyết 18 trong năm 2025.
Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về khả năng cân đối tài chính trong và sau quá trình tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Chính trị quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước.
Thời điểm thực hiện từ đầu năm học mới 2025-2026 (tháng 9/2025 trở đi).
Bộ chính trị giao Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài Chính, một số bộ, ngành liên quan và các địa phương phối hợp cụ thể hóa và thực hiện nghiêm túc quyết định trên.
Nguồn: https://www.webtretho.com/f/cong-dong-hieu-luat/so-tien-moi-thang-phu-huynh-duoc-giam-tru-sau-khi-mien-hoc-phi-ca-nuoc-cu-the-o-cac-tinh-thanh