Chỉ trong vòng 10 ngày qua, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ cho biết đã tiếp nhận nhiều trường hợp tai biến mạch máu não. Đáng chú ý, có hai bệnh nhân nữ ở độ tuổi từ 40 – 45 đã bị đột quỵ xuất huyết não do tăng huyết áp.
Được biết, khi vào viện, cả hai bệnh nhân đều trong tình trạng nguy kịch, rối loạn ý thức, huyết áp cao kịch ngưỡng.
Ảnh minh họa
Ngay lập tức, các bác sĩ đã khẩn trương cấp cứu, tiến hành phẫu thuật để kiểm soát tình trạng chảy máu não và giảm áp lực nội sọ. Nhờ sự can thiệp kịp thời, hiện tại các bệnh nhân đã qua cơn nguy hiểm. Tuy nhiên, di chứng để lại vẫn rất nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Đây là hồi chuông cảnh báo về sự nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp, đặc biệt ở người trẻ tuổi – nhóm đối tượng thường chủ quan, không kiểm tra huyết áp định kỳ.
Cách phòng ngừa biến chứng của bệnh tăng huyết áp
Tăng huyết áp hay (huyết áp cao) làm tăng nguy cơ phát triển nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Để phòng ngừa, bạn cần:
– Đo huyết áp thường xuyên, đặc biệt nếu bạn có tiền sử gia đình hoặc dấu hiệu bất thường như đau đầu, chóng mặt.
– Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, giảm muối, hạn chế bia rượu và chất kích thích.
– Tập thể dục đều đặn, tránh căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái.
– Nếu có chỉ định điều trị tăng huyết áp, cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
Xem thêm: Nữ sinh nguy kịch ‘9 phần tuvong’ vì thói quen tuổi dậy thì: Nhiều người cũng mắc
Nữ sinh N.T.M (15 tuổi, ở Bắc Ninh) được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) trong tình trạng tổn thương não nặng.
Từ 10 ngày trước, M. bắt đầu xuất hiện tình trạng sưng nề ở vùng hốc mắt phải kèm theo sốt nhẹ (38,2 độ C), khó thở, buồn nôn và sợ ánh sáng. Gia đình nghĩ rằng con chỉ bị cảm sốt thông thường nên không đưa đi khám. Sau một ngày, tình trạng sưng nề ở hốc mắt phải lan rộng từ trán đến toàn bộ thái dương của mặt bên phải.
Hai ngày sau, nữ sinh này bắt đầu có dấu hiệu rối loạn ý thức và nói nhảm, khiến gia đình quyết định đưa em đến bệnh viện để khám. Tại đây, kết quả chụp cắt lớp vi tính ngực và não cho thấy có tổn thương ở não, bệnh nhân được chuyển ngay đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng suy hô hấp, tụt huyết áp.
Các bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: BSCC/VNN
Bệnh nhân được chẩn đoán sốc độc tố do vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra và được chuyển sang Trung tâm Hồi sức tích cực. Tại đây, cháu M. vẫn trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, được thở máy và lọc máu liên tục.
Bác sĩ Nguyễn Thị Huân, Trung tâm Hồi sức tích cực cho biết, vùng mặt phải của M. có nhiều nốt mụn đã được bôi thuốc không rõ loại, viêm tấy lan tỏa toàn bộ nửa mặt phải, hốc mắt.
Sau thời gian điều trị tích cực, bệnh nhân đáp ứng thuốc rất kém, khiến tình trạng sốc ngày càng trầm trọng hơn, tiên lượng rất xấu.
Theo bác sĩ Huân, vi khuẩn tụ cầu vàng, hay còn gọi là Staphylococcus aureus, là một loại vi khuẩn có thể tìm thấy ở lỗ mũi và trên da của khoảng 30% người khỏe mạnh không gây ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thuận lợi, khi vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây ra các bệnh cảnh nghiêm trọng đe dọa tính mạng. Đặc biệt, người có bệnh nền, hệ miễn dịch suy yếu hoặc trẻ nhỏ với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện càng nguy hiểm hơn.
Đối với các em ở lứa tuổi dậy thì, mụn thường xuất hiện nhiều hơn và đây có thể là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tụ cầu vàng, vì các tổn thương da do mụn tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
Để phòng tránh các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn như tụ cầu vàng, nữ bác sĩ khuyến cáo cần chăm sóc da, điều trị mụn đúng cách, tránh nặn mụn hoặc chạm tay vào mặt khi tay không sạch để hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng da, như mụn viêm, sưng tấy, mẩn đỏ, cần điều trị kịp thời theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc hoặc bôi thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
Vì sao tuyệt đối không được tự ý nặn mụn trên mặt?
Nhiều người có thói quen tự ý nặn mụn với mong muốn loại bỏ nhanh chóng những nốt mụn khó chịu trên mặt. Tuy nhiên, việc làm này có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho làn da, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Dưới đây là những lý do vì sao không nên tự ý nặn mụn.
1. Nguy cơ nhiễm trùng và viêm nhiễm nặng hơn
Khi nặn mụn, đặc biệt là bằng tay hoặc dụng cụ không được khử trùng đúng cách, vi khuẩn từ tay hoặc môi trường bên ngoài có thể xâm nhập vào vết thương hở. Điều này dễ gây nhiễm trùng da, làm tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn, thậm chí dẫn đến mụn viêm, mụn bọc hoặc áp-xe da.
2. Gây tổn thương da và để lại sẹo
Việc nặn mụn không đúng cách có thể làm vỡ cấu trúc da, khiến vùng da xung quanh bị tổn thương nghiêm trọng. Khi da không thể phục hồi hoàn toàn, các vết thâm, sẹo rỗ hoặc sẹo lồi có thể hình thành, làm mất thẩm mỹ và rất khó điều trị.
3. Lây lan vi khuẩn và khiến mụn mọc nhiều hơn
Mụn không chỉ nằm trên bề mặt da mà còn có nhân mụn nằm sâu bên trong. Nếu nặn không đúng cách, vi khuẩn và dịch mủ có thể lan rộng sang các vùng da lân cận, kích thích sự hình thành của nhiều nốt mụn mới. Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn khiến tình trạng mụn kéo dài và khó kiểm soát.
4. Ảnh hưởng đến các vùng nguy hiểm trên mặt
Trên khuôn mặt có một vùng gọi là “tam giác nguy hiểm”, nằm từ khóe miệng đến giữa hai chân mày. Đây là khu vực có nhiều mạch máu liên kết với não. Nếu nặn mụn ở vùng này không đúng cách, vi khuẩn có thể theo đường máu gây nhiễm trùng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm mô tế bào hoặc nhiễm trùng huyết.
5. Cản trở quá trình tự lành tự nhiên của da
Da có cơ chế tự phục hồi khi bị tổn thương. Khi nặn mụn, bạn vô tình làm gián đoạn quá trình này, khiến da mất nhiều thời gian hơn để lành lại. Ngoài ra, việc tác động mạnh lên da còn làm tăng nguy cơ kích ứng và viêm nhiễm kéo dài.
Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/lien-tiep-2-nguoi-phu-nu-bi-dot-quy-xuat-huyet-nao-vi-ly-do-nay-172250324145836824.htm
Nguồn: https://www.webtretho.com/p/nu-sinh-nguy-kich-9-phan-tuvong-vi-thoi-quen-tuoi-day-thi-nhieu-nguoi-cung-mac