Bà nội gửi ảnh chồng chăm con gái, vợ xúc động khi nhìn thấy thứ anh đang cầm trên tay

Trong xã hội hiện nay, mặc dù bận rộn công việc nhưng các bậc cha mẹ luôn đề cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục con cái.

Mới đây, một câu chuyện được chia sẻ từ bà mẹ ở Trung Quốc khiến nhiều người không khỏi bật cười vì quá đáng yêu nhưng thông qua đó cũng cho thấy được một người cha vĩ đại hết lòng vì con.

Theo chia sẻ từ tài khoản Hoa Lan được cho là người mẹ ở Hà Bắc, Trung Quốc cho thấy bức ảnh chụp chồng đang làm con ngựa cho con gái 6 tuổi cưỡi trên lưng. Khung cảnh ấm áp khi hai bố con đang chơi trong phòng ngủ được tiết lộ là do chính bà nội của đứa trẻ chụp lại và gửi cho Hoa Lan đang không có mặt ở nhà lúc đó.

 

Khi người mẹ chồng chụp bức ảnh và gửi cho con dâu, bà nói thêm “Con bé nó cứ đòi bố chơi trò cưỡi ngựa rồi mới chịu đi ngủ. Con bé vui lắm, cứ cười mãi, bố nó cũng chiều con cơ. Thế là bà đỡ mệt một hôm”.

Cũng giống như nhiều người mẹ, Hoa Lan cảm thấy vô cùng hạnh phúc, ấm áp khi bản thân không có mặt ở nhà, chồng đã chăm sóc con gái rất tốt. Khi zoom kĩ bức ảnh hơn, người mẹ lại nghẹn ngào xúc động thương chồng. “Tôi cứ nhìn bức ảnh rồi lại bật cười. Con tôi nó nghịch quá. Tuy nhiên, khi nhìn kỹ, thậm chí phải zoom bức ảnh ra tôi lại thấy trên tay chồng mình đang cầm điện thoại. Anh ấy đang chăm chú lắm, dường như là đang đọc điều gì đó. Chắc hẳn phải quan trọng lắm chứ anh ấy phải gồng lên thế kia cơ mà”.

Bà nội gửi ảnh chồng chăm con gái, vợ xúc động khi nhìn thấy thứ anh đang cầm trên tay - 2

Khi một số người lại chỉ trích chồng Hoa Lan không tập trung chăm sóc con gái mà lại chơi điện thoại, mẹ bỉm đã phải giải thích thêm. Theo tiết lộ từ phía mẹ chồng, chồng cô mấy hôm nay đều 1-2 giờ sáng mới ngủ. Và hôm nay cũng không ngoại lệ nhưng vẫn tranh thủ chơi cùng con gái vì con đòi quá.

Nguyên văn tin nhắn của mẹ chồng đã nhắn cho Hoa Lan như sau: “Nó bảo vừa nhận thêm job ngoài, công ty cũng bận dự án mới nên bận lắm. 10h tối mẹ vẫn thấy nó vò đầu bứt tay trong phòng làm việc. Có hôm về nhà chưa kịp tắm rửa, ăn vội bát cơm mà 30 phút mới xong vì vừa ăn vừa phải làm việc. Đúng là, giờ làm nhân viên việc gì cũng đến tay”.

Và điều này cũng được chính Hoa Lan xác nhận lại với chồng. Do đó lại càng khiến người mẹ cảm thấy thương chồng mình hơn khi anh vừa cố gắng đảm bảo tiến độ công việc lại vừa muốn dành thời gian cho con gái. Hoa Lan cũng cảm thấy bất lực khi bản thân đi làm ăn xa nhà, không thể ở bên cạnh hỗ trợ chồng, mẹ chồng chăm sóc các con.

Thực tế trong cuộc sống cũng có rất nhiều hoàn cảnh gia đình giống như gia đình Hoa Lan, vì áp lực cuộc sống, cơm áo gạo tiền mà các bậc cha mẹ dù đã về nhà nhưng vẫn phải làm việc. Chính vì thế họ đành tranh thủ vừa làm việc vừa dành thời gian cho con. Thậm chí có những người sẵn sàng dành cả buổi tối để chơi với con, ru con ngủ. Khi đứa trẻ say giấc cũng là lúc cha mẹ lại bắt đầu lao vào công việc tới khuya. Điều này cũng chỉ vì mong muốn mang đến cho con cái một cuộc sống đủ đầy hơn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Việc vừa làm việc vừa chăm sóc con cái là một thách thức lớn, nhưng cũng có thể trở nên khả thi nếu bạn áp dụng một số chiến lược và kỹ năng quản lý thời gian hợp lý. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc con cái một cách hiệu quả.

1. Lên kế hoạch cụ thể

Lịch trình hàng ngày: Hãy tạo ra một lịch trình hàng ngày chi tiết cho cả bạn và con. Việc này giúp bạn biết rõ thời gian nào dành cho công việc, thời gian nào dành cho con. Sử dụng ứng dụng quản lý thời gian hoặc lập bảng kế hoạch trên giấy để dễ dàng theo dõi.

Thời gian linh hoạt: Nếu công việc của bạn cho phép, hãy thảo luận với cấp trên về khả năng làm việc linh hoạt. Bạn có thể làm việc vào buổi tối hoặc sáng sớm khi con đang ngủ.

2. Thiết lập không gian làm việc

Khu vực làm việc riêng: Tạo một không gian làm việc riêng biệt trong nhà, nơi bạn có thể tập trung. Nếu có thể, hãy trang trí không gian này để tạo cảm hứng làm việc.

Giới hạn sự phân tâm: Hãy cố gắng giảm thiểu sự phân tâm từ các yếu tố bên ngoài. Thông báo với gia đình về thời gian mà bạn cần tập trung vào công việc.

3. Sử dụng công nghệ hỗ trợ

Ứng dụng quản lý thời gian: Sử dụng các ứng dụng như Trello, Asana, hoặc Todoist để theo dõi công việc và nhiệm vụ. Điều này giúp bạn đảm bảo rằng không bỏ lỡ bất kỳ công việc nào.

Giáo dục từ xa: Nếu con bạn đủ lớn, hãy cân nhắc cho con tham gia các lớp học online. Điều này không chỉ giúp con có thêm kiến thức mà còn tạo thời gian cho bạn tập trung vào công việc.

4. Chia sẻ trách nhiệm

Hỗ trợ từ gia đình: Đừng ngại nhờ sự giúp đỡ từ ông bà, người thân hoặc bạn bè. Họ có thể giúp bạn chăm sóc con trong những thời điểm bạn cần tập trung vào công việc.

Chia sẻ với đối tác: Nếu bạn có một người bạn đời, hãy thảo luận về việc chia sẻ trách nhiệm trong việc chăm sóc con. Lên kế hoạch cho những ngày ai sẽ làm gì để cả hai đều có thời gian dành cho công việc.

5. Duy trì sức khỏe và tinh thần

Thời gian cho bản thân: Đừng quên dành thời gian cho chính mình. Việc chăm sóc bản thân giúp bạn có nhiều năng lượng hơn để chăm sóc con và làm việc.

Tập thể dục và dinh dưỡng: Đảm bảo bạn ăn uống lành mạnh và duy trì thói quen tập thể dục. Sức khỏe tốt sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn và có đủ sức để chăm sóc con.

6. Thực hiện linh hoạt

Chấp nhận sự không hoàn hảo: Hiểu rằng không phải lúc nào mọi thứ cũng diễn ra theo kế hoạch. Đôi khi, công việc có thể bị gián đoạn bởi con cái, và điều đó là bình thường. Hãy linh hoạt và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.

Tạo thời gian chất lượng: Dù có bận rộn, hãy cố gắng dành thời gian chất lượng cho con. Những khoảnh khắc nhỏ như chơi cùng con, đọc sách hay đơn giản là trò chuyện cũng rất quan trọng.

Xem thêm: Nhờ bà ngoại trông con để đi du lịch, mới nửa ngày tôi đã bật khóc khi nhìn thấy bát cơm của con

Chẳng hiểu sao gia đình tôi có một kiểu rất lạ. Đó là 3 thế hệ phụ nữ đều một mình nuôi con. Từ bà ngoại đến mẹ, và giờ là tôi.

Ông ngoại tôi mất sớm nên một mình bà nuôi 3 đứa con. Dì và cậu giờ đều đã có gia đình riêng và sống ở nơi khác. Bố mẹ tôi bỏ nhau nên tôi cũng sống một mình với mẹ. Rồi 5 năm trước mẹ tôi lấy chồng khác, tôi đi làm thuê trót dại có bầu nên về ở nhờ bà ngoại.

Không tiền không nơi nương tựa nên tôi chỉ biết tự cố gắng. Cơm không đủ ăn áo không đủ mặc, nhưng cực khổ mấy tôi cũng chịu đựng được vì giờ còn một thiên thần nhỏ luôn quấn quýt bên mình. Con trai tôi rất ngoan và tự lập, mới 4 tuổi mà nó đã biết yêu mẹ thương mẹ rất nhiều. Chỉ cần con cười là bao mệt mỏi tan biến. Chẳng biết sau này nó có báo đáp gì không nhưng tôi luôn mong con lớn lên mạnh khỏe an bình.

Mà nó ngoan một phần cũng vì biết thân biết phận. Mẹ con tôi chỉ ở nhờ mỗi căn phòng nhỏ trong nhà bà ngoại, cơm không dám ăn chung, đồ đạc không dám dùng vì sợ bị bà ghét.

Con tôi mang tiếng là chắt ruột nhưng không được cụ ngoại chăm sóc yêu thương như nhiều người khác. Bà tôi là dân buôn ở chợ, nếm trải biết bao sương gió cuộc đời rồi nên tính cách mạnh mẽ thô ráp. Bà không biết nói lời hay ý ngọt, không biết dịu dàng và càng không thích người khác ăn bám. Chính vì tính bà như vậy nên hồi xưa mẹ tôi không thể sống chung, phải đem tôi ra ngoài ở thuê suốt mấy chục năm trời. Và mẹ tôi cũng lây tính vô tâm của ngoại, kệ cho tôi tự lo cuộc sống của mình từ lúc còn bé tí.

Tự biết hoàn cảnh gia đình mình nên tôi chẳng dám trông đợi ai, chửa đẻ xong không xu dính túi, chỉ dám xin bà ngoại ở nhờ rồi tự mình kiếm việc. Cũng may trời thương nên tôi được vài người giúp đỡ, hỗ trợ mua cho cái laptop rồi ở nhà vừa làm việc vừa chăm con.

Mấy năm rồi tôi có dám nhờ bà ngoại trông con đâu. Ngày đầu tiên dọn về ở bà đã tuyên bố đừng bao giờ gửi chắt cho bà, bởi bà không thích trẻ con và cũng chẳng có thời gian chăm hộ. Bà còn bận bán hàng, bận tích của để “mai kia chết đi có tí tiền gửi hàng xóm làm đám ma giúp”. Dù tuổi đã 60 nhưng bà còn khỏe mạnh minh mẫn lắm, đố ai lấy của bà được cái gì.

Biết bao tủi hờn khổ cực chất chứa trong lòng nhưng tôi chỉ dám khóc thầm lặng lẽ. Mỗi đêm ôm con tôi đều thấy tuyệt vọng, nghĩ về tương lai mà không biết bao giờ 2 mẹ con mới sở hữu được mái nhà riêng. Bố đứa bé khi biết tôi mang thai đã biến mất như chưa từng tồn tại. Tôi biết mình dại nên chẳng dám trách ai, coi đứa con như món quà hạnh phúc duy nhất mà mình có.

Làm lụng vất vả suốt mấy năm, cuối cùng tôi cũng được một chị gái tốt bụng nhận về làm nhân viên chính thức chuyên quản lý đăng bài bán hàng cho shop đồ mẹ bé. Mỗi ngày tôi đưa con đi học mẫu giáo rồi đi làm. Lương hơn chục triệu một tháng, cũng đủ để 2 mẹ con chắt bóp không lo thiếu thốn như xưa. Thi thoảng chị chủ còn cho con tôi sữa bỉm đồ dùng nọ kia, rồi hàng cũ thanh lý giá 0 đồng, thế nên con tôi cũng được đủ đầy như bao bạn nhỏ khác.

Nhờ bà ngoại trông con để đi du lịch, mới nửa ngày tôi đã bật khóc khi nhìn thấy bát cơm của con

Vào làm được mấy tháng thì shop tổ chức cho toàn bộ nhân viên đi nghỉ mát. Ban đầu tôi chọn ở nhà, nhưng chị chủ và đồng nghiệp cứ thuyết phục mãi, bảo tôi nên dành thời gian thư giãn cho bản thân thì mới chăm lo tốt cho con. Từ lúc đẻ ra đến giờ chưa từng biết ăn chơi nên cuối cùng tôi đồng ý tham gia chuyến du lịch ngoài đảo.

Tôi muốn đưa con đi cùng nhưng ngại phiền mọi người xung quanh nên quyết định sẽ gửi con cho bà ngoại. Cuối tuần nó nghỉ học nên phải có người trông. Đắn đo cả ngày trời tôi mới dám ngỏ lời xin bà nói chuyện. Tôi biết thừa bà sẽ giãy nảy lên từ chối, song tôi bảo chỉ đi 2 ngày 1 đêm cuối tuần thôi nên bà miễn cưỡng chấp nhận.

Trước lúc đi tôi chuẩn bị sẵn hết đồ ăn vặt và bữa chính cho con. Bà chỉ việc đun nóng lại hoặc lấy trong tủ riêng của chắt ra là được. Tôi rèn thằng bé tự lập từ nhỏ nên việc vệ sinh cá nhân với tắm rửa thay đồ nó tự làm tốt. Cụ đi chợ thì chỉ cần mở tivi cho thằng nhỏ xem là yên tâm. Tôi còn gửi thêm cho bà 2 triệu nữa. Cầm tiền một cái là bà đon đả với chắt luôn.

Sắp xếp mọi thứ xong xuôi, sáng nay tôi mới xách vali ra khỏi nhà. Lần đầu đi chơi nên tôi hồi hộp lắm, con tôi còn ngoan đến độ chúc mẹ đi chơi vui và mua nhiều quà chứ nó chẳng đòi theo. Tôi dặn con chỉ ở nhà chơi xem tivi, không được chạy ra đường nghịch, không nói chuyện với người lạ và nghe lời cụ bảo. Nó gật gù xin tôi ăn kẹo, tôi đồng ý cho nó ăn vài chiếc trong 2 ngày mẹ đi vắng.

Tưởng mọi thứ êm xuôi nhưng không ngờ mới từ sáng đến trưa đã xảy ra chuyện. Lúc ấy tôi vừa cập bến tới đảo, tự dưng bà ngoại gọi điện mách con tôi chạy nhảy làm vỡ lọ mật ong, dây bẩn ra kiến bâu khắp nhà. Tôi hoảng hốt lo thằng bé bị mảnh thủy tinh cứa vào chân tay, nhưng vừa hỏi con mình có an toàn không thì bà đã mắng nó là thằng hư đốn.

Con tôi sợ quá khóc ré lên, thế là bà đánh vào lưng nó thêm vài cái nữa. Tôi vội xin bà nhẹ nhàng với chắt nhưng bà vẫn quát nó xơi xơi. Tôi nhắc thằng bé khoanh tay xin lỗi cụ ngoại, nó quỳ xuống ngưng khóc thì cụ mới tha.

Lúc sau khi đang ăn cơm với mọi người thì bà lại nhắn. Bà bảo con tôi lười ăn, ăn chậm, bà để tô cơm ra bàn rồi mà nó cứ cúi gằm mặt xuống. Tôi lo lắng gọi lại và hỏi xem con làm sao. Nó lí nhí kêu thịt lạnh quá cứng nó không nhai được.

Hóa ra bà không quay nóng lại thịt kho cho thằng bé, cứ thế lấy ở tủ lạnh ra bỏ vào bát cơm. Sợ bà bực thêm nên tôi nói khéo nhờ bà cho tô cơm vào lò vi sóng, nhưng bà không muốn làm và dọa đuổi chắt ra ngoài đường nếu không chịu ăn.

Nhìn con mình vừa cố nhín khóc vừa xúc từng thìa cơm lạnh ngắt vào mồm mà tôi xót không chịu nổi. Bát cơm bà đưa cho nó là bát cũ mẻ, không phải bát sứ Nhật hình con cá mà thằng bé yêu thích. Bà cũng không sắp xếp thức ăn chỉn chu mà trông như bát cơm cho chó mèo vậy…

Con tôi ráng xúc ăn rồi mà bà vẫn ở bên cạnh đập bàn quát mắng. Không chỉ dừng lại ở việc dọa nạt, bà ngoại còn giục tôi về ngay và luôn đi kẻo bà “nhồi máu cơ tim đột quỵ lăn ra đấy”, rồi cái gì mà “không về là con quên cả mặt mẹ luôn”. Tôi vừa nhắn lại vừa run, xin bà chăm sóc thằng bé giúp mình thêm 1 ngày thôi là từ giờ về sau tôi không dám phiền bà thêm lần nào nữa.

Chưa tận hưởng được cảm giác du lịch được chút nào thì tôi đã muốn òa khóc. Nhưng giờ ở giữa biển thì tôi biết làm sao, muốn mọc cánh về với con ngay nhưng ngày mai kết thúc chuyến đi thì tàu mới quay lại đón! Thấy tôi cầm bát mà không nuốt nổi miếng nào, cầm điện thoại nước mắt rơi lã chã nên chị chủ lẫn mọi người đều tỏ ra lo lắng. Ai cũng hỏi ở nhà làm sao nhưng tôi nghẹn ngào đến nỗi không nói được.

Con tôi vốn dĩ đã thiệt thòi rồi mà cụ cũng không thương nó chút nào cả. Tôi thực sự không hiểu bà ngoại nghĩ gì khi đối xử với chắt ruột của mình như thế. Đúng lúc lòng tôi như lửa đốt thì bà ngoại nhắn thêm: “Tháng sau tao lắp cho mẹ con mày công tơ điện nước riêng chứ ở miễn phí thế đủ rồi, tiền thuê nhà 2 triệu nhé”. Khoảnh khắc ấy tim tôi như muốn chết đi, cảm giác người vừa nhắn tin cho mình là ai đó xa lạ chứ không phải bà ngoại nữa…

Nguồn: https://phunumoi.net.vn/nho-ba-ngoai-trong-con-de-di-du-lich-moi-nua-ngay-toi-da-bat-khoc-khi-nhin-thay-bat-com-cua-con-d313509.html

 

Nguồn: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/ba-noi-gui-anh-chong-cham-con-gai-vo-xuc-dong-khi-nhin-thay-thu-anh-dang-cam-tren-tay-a621639.html

Viết một bình luận

Shopee Sale