Vừa nhận lương tháng 2/2025, chị L.P.T, cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội rất phấn khởi, bởi lẽ, số tiền chị nhận được tháng này khoảng 12 triệu đồng. Trong đó, bao gồm tiền lương, phụ cấp và tiền hỗ trợ thu nhập tăng thêm vừa được Hà Nội triển khai thực hiện.
Lương hệ số của chị T. là 3,33. Trước đây, lương của chị bao gồm cả phụ cấp các loại được khoảng 9 triệu đồng. Tuy nhiên, 2 tháng trở lại đây khi Hà Nội triển khai thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức theo Luật Thủ đô năm 2024, tổng thu nhập của chị là hơn 12 triệu đồng, tăng hơn 3 triệu đồng so với trước Tết Nguyên đán 2025.
“Mỗi tháng được tăng thêm hơn 3 triệu đồng là một số tiền không nhỏ, giúp chúng tôi có thêm chi phí sinh hoạt”, chị T. chia sẻ.
Tương tự, anh Nguyễn Văn Sơn công chức một xã tại huyện Thạch Thất cho biết, lương hệ số của mình là 3,33. Khoảng 2 tháng gần đây, tổng thu nhập của anh khoảng hơn 12 triệu đồng, tăng hơn 3 triệu đồng so với trước đây.
![]() |
Từ 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan đơn vị thuộc thành phố Hà Nội quản lý sẽ được hỗ trợ thu nhập tăng thêm từ 2,5 triệu đồng đến gần 6 triệu đồng. |
Trong khi đó, ông N.V.X, cán bộ làm việc tại UBND huyện Chương Mỹ cho biết, từ tháng 1/2025, thu nhập của ông đạt gần 20 triệu đồng (gồm cả phụ cấp), tăng hơn 5 triệu đồng so với trước đây. Ông X cho biết, số tiền tăng thêm là tiền hỗ trợ thu nhập tăng thêm mà Hà Nội vừa triển khai. “Có thêm khoản hỗ trợ này, cán bộ công chức, viên chức sẽ vơi bớt khó khăn và chuyên tâm vào công việc chuyên môn”, ông X chia sẻ.
Trước đó, HĐND TP. Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 46/20024 “Quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị – xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý”.
Theo đó, Hà Nội quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức. Cụ thể, mức trích để tạo nguồn kinh phí thực hiện chi thu nhập tăng thêm bằng 0,8 lần quỹ lương cơ bản.
Trong đó, thành phố sử dụng 0,5 lần (0,5 lần của 0,8 quỹ thu nhập tăng thêm, tức khoảng 62,5%) để chi thu nhập tăng thêm hằng tháng cho toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức hiện có của cơ quan, đơn vị; 0,3 lần quỹ lương cơ bản còn lại (37,5%) để chi thu nhập tăng thêm cuối năm theo đánh giá, xếp loại hằng năm từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên.
Như vậy, tùy theo hệ số lương, mỗi cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố phố Hà Nội quản lý mỗi tháng sẽ được hỗ trợ thêm từ 2,5 triệu đồng đến gần 6 triệu đồng.
Xem thêm: Công chức, viên chức làm việc ở những tỉnh này được tăng lương thêm hơn 20%
Dự kiến tăng lương tối thiểu vùng thêm 6% từ 01/7/2024
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội gần đây đã ban hành dự thảo Nghị định về mức lương tối thiểu vùng. Theo đó, dự kiến mức lương tối thiểu vùng của người lao động sẽ tăng dao động từ 200.000 đến 280.000 đồng/tháng, tức tăng 6% so với mức lương hiện hưởng.
Cụ thể, khoản 1 Điều 3 dự thảo quy định mức lương tối thiểu vùng mới từ 01/7/2024 gồm:
– Đối với lao động thuộc vùng I: 4.960.000 đồng/tháng;
– Đối với lao động thuộc vùng II: 4.410.000 đồng/tháng;
– Đối với lao động thuộc vùng III: 3.860.000 đồng/tháng;
– Đối với lao động thuộc vùng IV: 3.450.000 đồng/tháng.
Ngoài ra, bên cạnh lương tối thiểu vùng thì tại dự thảo, mức lương tối thiểu theo thời gian cũng được tăng từ 1.000 đến 1.300 đồng/giờ.
Muốn được tăng lương thêm hơn 20% thì nên làm việc ở tỉnh nào? (Ảnh minh hoạ)
Lao động làm việc ở tỉnh nào sẽ được tăng lương thêm hơn 20%?
Bên cạnh việc tăng lương tối thiểu, dự thảo cũng đã điều chỉnh một số địa bàn đang hưởng mức lương tối thiểu vùng thấp sang vùng có mức lương tối thiểu cao hơn.
Cụ thể, những người lao động đang hưởng mức lương bằng lương tối thiểu vùng làm việc ở các địa phương sau đây sẽ được tăng lương thêm 20% từ thời điểm 01/7/2024:
– Chuyển từ vùng II lên vùng I: thị xã Đông Triều, Thị xã Quảng Yên, thành phố Uông Bí, thành phố Móng Cái tại tỉnh Quảng Ninh.
Những người lao động làm ở đây này sẽ được áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo tháng dự kiến từ 4.160.000 đồng/tháng được tăng lên 4.960.000 đồng/tháng, tương đương 19,2%.
– Chuyển từ vùng III lên vùng II với các địa phương:
+ TP. Thái Bình thuộc địa phận tỉnh Thái Bình;
+ TP. Thanh Hóa, TP. Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn và thị xã Nghi Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa
+ Thị xã Ninh Hòa thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa;
+ TP. Sóc Trăng thuộc địa phận tỉnh Sóc Trăng.
(Ảnh minh hoạ)
Những người lao động làm việc tại các địa phương này 1/7 tới đây sẽ được áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo tháng dự kiến từ 3.640.000 đồng/tháng tăng lên 4.410.000 đồng/tháng, tương đương hưởng mức tăng 21,1%.
– Chuyển từ vùng IV lên vùng III áp dụng với các địa phương:
+ Huyện Triệu Sơn, huyện Yên Định, huyện Thọ Xuân, huyện Thiệu Hóa, huyện Vĩnh Lộc, huyện Hà Trung, huyện Nga Sơn, huyện Hậu Lộc, huyện Hoằng Hóa, huyện Nông Cống; thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa
+ Tỉnh Thái Bình gồm 02 huyện: Huyện Thái Thụy, huyện Tiền Hải;
+ Tỉnh Ninh Thuận có huyện Ninh Phước.
Những người lao động làm việc tại các địa phương này sẽ được áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo tháng dự kiến từ 3.250.000 đồng/tháng được điều chỉnh tăng lên 3.860.000 đồng/tháng, tương đương mức tăng 18,7%.
Do đó, việc điều chỉnh địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng cùng với mức tăng lương tối thiểu vùng đã kéo theo người lao động làm việc tại các huyện của các tỉnh, thành này cũng sẽ được điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng hơn khoảng 18-20%, có nơi tăng đến hơn 20%.
Nguồn: https://dansinh.dantri.com.vn/tien-luong-tien-cong/lam-viec-o-nhung-tinh-nao-luong-duoc-tang-them-hon-20-tu-thang-7-20240705215023382.htm
Nguồn: https://tienphong.vn/ha-noi-cong-chuc-vien-chuc-phan-khoi-vi-duoc-tang-them-tu-25-trieu-den-gan-6-trieu-dongthang-post1722106.tpo