Lương thấp, gần 9500 công chức, viên chức TP.HCM bỏ việc

Hơn 9 nghìn cán bộ nghỉ việc trong 3 năm

Con số nói trên được UBND TPHCM báo cáo tại phiên giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2024 của Đoàn ĐBQH TPHCM, ngày 14/3.

Theo UBND TPHCM, trong 3 năm (2020-2023), thành phố có 9.470 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc. Trong đó, có 855 cán bộ, công chức và 8.615 viên chức. 

Trong tổng số viên chức xin nghỉ việc, lĩnh vực giáo dục và đào tạo có 3.626 trường hợp (tỷ lệ 42,09%); y tế là 3.708 (tỷ lệ 43,04%); còn lại 1.281 trường hợp thuộc các lĩnh vực sự nghiệp khác (tỷ lệ 14,87%).

Đặc biệt, tỷ lệ có trình độ đại học nghỉ việc chiếm cao nhất, với 77,07%.

Theo UBND TPHCM, cán bộ rời khu vực công là do các chính sách đãi ngộ tiền lương chưa thực sự thỏa đáng, chưa đáp ứng được điều kiện sống, chưa đủ sức để tạo động lực cho cán bộ, công chức, viên chức an tâm làm việc, cống hiến. 

Trong khi đó, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ngoài khu vực công đang đưa ra các chế độ đãi ngộ tiền lương rất hấp dẫn và do đó có sự cạnh tranh, thu hút nguồn nhân lực trình độ cao từ khu vực công. 

“Với mức thu nhập và khối lượng công việc, cũng như trách nhiệm như hiện nay, cán bộ, công chức, viên chức sẵn sàng nghỉ việc để chuyển sang khu vực tư với mức thu nhập hấp dẫn và cơ hội phát triển cao hơn”, báo cáo cho biết.

Bên cạnh đó, áp lực công việc cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến số lượng lớn nhân sự từ khu vực công thôi việc. 

IMG_27D370BA7EB5 1.jpeg
Đoàn ĐBQH giám sát tại UBND TPHCM

Cụ thể, TPHCM là địa phương có mật độ dân số lớn nhất cả nước. Trong khi một quận, huyện của cả nước bình quân có 137.000 dân thì con số này ở TPHCM là 441.000 dân. 

Với mật độ này, trong điều kiện bình thường, một biên chế của thành phố phải phục vụ cho người dân gấp 3,2 lần cả nước. 

Mặt khác, việc các cá nhân, tổ chức có sai phạm liên quan đến hoạt động thực thi công vụ bị xử lý nghiêm trong thời gian qua đã làm cho không ít cán bộ, công chức, viên chức có tâm lý e ngại mắc sai lầm và bị xử lý trách nhiệm.

UBND TPHCM cho rằng, một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, nhất là tại các lĩnh vực trọng điểm (y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội…) và ở cấp cơ sở hầu như phải làm việc liên tục hơn 8 giờ/ngày, thậm chí phải làm việc trong các kỳ nghỉ lễ và ngày nghỉ phép. Việc này dẫn đến thời gian dành cho gia đình rất hạn chế, nên phát sinh tâm lý ức chế, dễ dẫn đến quyết định nghỉ việc.

Giữ chân nguồn lực bằng chính sách đặc thù

Theo một số ĐBQH TPHCM, để giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công, bên cạnh giải pháp về cải cách tiền lương và tạo cơ hội thăng tiến thì việc xây dựng môi trường làm việc cũng là một trong những giải pháp quan trọng cần đặc biệt quan tâm. 

Nhiều đại biểu cho rằng, với đặc thù của TPHCM thì ngoài chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại chỗ còn phải thu hút được nguồn lực từ nơi khác về đóng góp phát triển thành phố, có chính sách để giữ họ ở lại thành phố.

giam sat TPHCM 2.jpg
Ông Nguyễn Thiện Nhân phát biểu

Theo đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM), 20 năm nay, nếu TPHCM không có người nhập cư thì nguồn lao động chỉ teo đi chứ không tăng thêm.

Ông cho rằng, vấn đề của thành phố là tỷ lệ sinh tự nhiên thấp, tốc độ già hóa dân số quá nhanh, nguồn lực tái tạo tại chỗ không đủ, phải phụ thuộc vào người nhập cư. Do đó, ở TPHCM, chính sách chăm lo cho người nhập cư phải trở thành chính sách đặc thù.

“Chính sách phát triển nguồn nhân lực tại TPHCM phải nhắm vào 3 vấn đề: Khuyến khích sinh nhiều hơn; chăm lo cho nguồn lực tại chỗ và thu hút nguồn lực nơi khác ở lại thành phố làm việc”, ông Nhân đặt vấn đề.

Từ năm 2021-2024, bình quân mỗi năm, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi) khảo sát thông tin hơn 144.000 ứng viên tìm kiếm việc làm. Theo đó, khi xét đến tiêu chí tiền lương khi tìm việc, có 31,76% lao động muốn lương trên 20 triệu đồng mỗi tháng – mức lương có đông người tìm việc mong muốn đạt được nhất. Tiếp theo, mức lương được nhiều lao động lựa chọn là 5-10 triệu đồng mỗi tháng chiếm 25,83%, chỉ 3,64% chấp nhận lương dưới 5 triệu đồng mỗi tháng.

Ngược lại, khi khảo sát hơn 285.000 vị trí cần tuyển người ở doanh nghiệp, chỉ 9,77% vị trí có lương trên 20 triệu đồng mỗi tháng, đây cũng là vị trí có nhu cầu tuyển ít nhất trên thị trường. Mức lương 5-10 triệu đồng chiếm đến 44,47% tổng nhu cầu tuyển dụng và có đến 11,37% công việc chỉ trả lương dưới 5 triệu đồng mỗi tháng.

Xem thêm: Từ 30/6/2025: Cán bộ, công chức không thực hiện điều này sẽ bị coi là không đáp ứng yêu cầu công việc

Từ 30/6/2025, cán bộ, công chức không thực hiện việc này sẽ bị coi là không đáp ứng yêu cầu công việc. Theo Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, đến ngày 30/6/2025, toàn bộ lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu đến ngày 30/6/2025, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức các bộ, ngành, địa phương ở cấp tỉnh, huyện, xã phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng và sử dụng chữ ký số để giải quyết công việc.

Yêu cầu này được nêu trong Thông báo số 56 của Văn phòng Chính phủ về kết luận Phiên họp tổng kết hoạt động Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024, đồng thời gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

chuyển đổi số, quy định đối với cán bộ công chức

Theo quy định, kể từ ngày 30/6/2025, tất cả cán bộ công chức phải xử lý hồ sơ công việc online. Ảnh minh họa

Chủ đề chuyển đổi số năm 2025 là “Chuyển đổi số toàn dân, toàn diện, toàn trình để tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế số”. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thay đổi tư duy, phương pháp làm việc theo hướng hiện đại, minh bạch, lấy phục vụ người dân và doanh nghiệp làm trung tâm. Cung cấp dịch vụ công sẽ chuyển từ cơ chế “xin – cho” sang “chủ động – phục vụ”, tăng cường dịch vụ công trực tuyến nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính và nâng cao hiệu quả quản lý.

Mục tiêu đến cuối năm 2025 là 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến, 40% dân số trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến và toàn bộ hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được gắn định danh cá nhân.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc phân cấp, ủy quyền trong giải quyết thủ tục hành chính, áp dụng chính sách thu phí 0 đồng để khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Các địa phương cần phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công an số hóa dữ liệu hộ tịch, đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hoàn thành trước ngày 31/3/2025. Trong đó, Bộ Công an có nhiệm vụ hoàn thiện Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, trình Quốc hội vào tháng 5/2025, trong khi Bộ Nội vụ sẽ phát động phong trào thi đua về chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công vụ.

 

Nguồn: https://vietnamnet.vn/hang-nghin-can-bo-o-tphcm-nghi-viec-vi-thu-nhap-thap-qua-tai-cong-viec-2380970.html

Viết một bình luận

Shopee Sale