Rất nhiều phụ nữ sau khi sinh chọn cách ở nhà để chăm con trong những năm tháng đầu đời. Ít ai biết rằng, so với một đứa trẻ được nuôi dạy bởi một người mẹ đi làm hàng ngày, những đứa trẻ được mẹ chăm sóc toàn thời gian có sự phát triển khác biệt.
Cô Mai Mai đã nghỉ việc hành chính tại văn phòng và ở nhà chăm con nhỏ 3 năm nay. Khoảng thời gian chỉ ở nhà quay cuồng với cháo sữa, nuôi dạy con, việc nhà cửa khiến cô như trầm cảm. Tuy nhiên, sau buổi đưa con đến lớp học mẫu giáo đầu tiên, cô mới hiểu được những vất vả của mình quả là không hoài phí.
Rất nhiều mẹ chọn cách ở nhà chăm con trong những năm tháng đầu đời. Ảnh minh họa
Trong buổi đầu tiên đi học, cô giáo yêu cầu các bạn đi vệ sinh trước khi bắt đầu vào lớp học. Các bạn đều làm theo lời cô nhưng con của Mai Mai, bé Tuti lại nhất quyết không chịu đi. Khi cô giáo hỏi lý do, Tuti cho biết vì hiện tại con chưa có nhu cầu đi tiểu. Cô giáo thắc mắc nguyên nhân có phải do bé không uống nước vào buổi sáng, Tuti khẳng định: “Con có uống đủ nước nhưng hiện tại con chưa buồn tiểu”. Bé bày tỏ khi nào con cảm thấy cần, con sẽ xin phép cô đi.
Sau buổi học, cô giáo hỏi mẹ Mai Mai xem có phải cô đang ở nhà chăm sóc con thay vì đi làm như những mẹ khác không. Sau khi mẹ Mai Mai xác nhận, cô mỉm cười: “Quả là đứa trẻ được người mẹ toàn thời gian nuôi dạy thật khác biệt”.
Các cô giáo mẫu giáo luôn nhận thấy sẽ khác biệt rõ ràng giữa bé được mẹ ở nhà nuôi dạy hoàn toàn và bé được ông bà chăm. Ảnh minh họa
Vậy, sự khác biệt của việc nuôi dưỡng trẻ do bà mẹ toàn thời gian và bà mẹ đi làm là gì?
Nếu mẹ là một nhân viên văn phòng, trách nhiệm chăm sóc em bé tại nhà thường được giao cho người lớn tuổi như ông bà hoặc vú em. Thông thường, từ khía cạnh tình cảm của con người, mẹ luôn là người mang đến cho bé cảm giác an toàn lớn nhất. Tuy nhiên, do các bà mẹ đi làm dành ít thời gian cho con nên trẻ sơ sinh thiếu cảm giác an toàn một mặt, và thói quen, hành vi của chúng bị ảnh hưởng rất nhiều từ người già.
Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh được các bà mẹ toàn thời gian chăm sóc luôn có sự phát triển vượt trội ở hai mặt:
1. Ổn định về tâm lý
Sợi dây liên hệ giữa người mẹ và con đã được hình thành từ những năm tháng đầu đời. Những đứa trẻ có mẹ đồng hành hàng ngày luôn có sự ổn định về tâm lý. Nếu như con buồn bã thì một cái ôm an ủi của mẹ sẽ xoa dịu cảm xúc của con, giúp con nhanh chóng nguôi ngoai.
Trẻ dễ khóc, dễ tổn thương và luôn cần một cái ôm chia sẻ của mẹ.
Nhiều bà mẹ cho rằng, tại sao khi ở bên con, bé lại hay khóc nhiều hơn. Thực tế, trước mặt mẹ, bọn trẻ được thoải mái bày tỏ cảm xúc vì chúng hiểu có được sự bao dung và an toàn bên mẹ.
Nhưng với một đứa trẻ có mẹ bận đi làm, phải ở với ông bà hay bà vú, chúng sẽ phải đối mặt với những câu nói như: “Nếu con làm vậy, khi về mẹ sẽ mắng”; “Nếu con còn khóc, mẹ về sẽ không yêu con nữa”… Cách nói đó khiến trẻ sẽ thấy sợ mẹ, khoảng cách giữa mẹ và em bé cũng vì thế mà càng lớn dần.
Bên cạnh đó, những câu chuyện hàng ngày của con khi không có mẹ chứng kiến, đợi tối về mới được bày tỏ thì cũng là lúc trẻ đã đi qua thời điểm nhạy cảm cần mẹ nhất, vì thế trẻ sẽ không thực sự cảm nhận được sâu sắc những lời mẹ nói.
So với các bà mẹ ở nhà chăm sóc con, các bà mẹ đi làm thường khó nắm bắt được nhu cầu của con cái hơn, thậm chí đôi khi họ còn bỏ qua những câu chuyện con cần chia sẻ. Dần dần trẻ sẽ không dám bày tỏ suy nghĩ thật của mình, gây ảnh hưởng tới sự sự phát triển tâm lý của trẻ con.
2. Khả năng tự chăm sóc bản thân
Thực tế ông bà hay có xu hướng nuông chiều trẻ hơn bố mẹ. Nhiều đứa trẻ được ông bà chăm sóc không có khả năng tự xúc ăn, lười đi, thích đòi bế ẫm và không biết chủ động dọn dẹp đồ chơi.
Tuy nhiên, với một người mẹ toàn thời gian, thì quan điểm mọi việc em bé có thể tự làm được sẽ giúp bé hình thành thói quan tự lập từ sớm. Đầu tiên là những ngày đầu ăn dặm đã làm quen với việc ăn dặm tự chủ, sau đó lớn hơn là khả năng tự chăm sóc bản thân. Do đó những em bé này khi đi học mẫu giáo hòa nhập rất nhanh, có thể tự lập và không khiến cô giáo phải mất thời gian chăm sóc nhiều.
Các bé được mẹ chăm luôn có khả năng làm chủ với mọi việc.
Mặc dù vậy, để hi sinh công việc và ở nhà chăm con, với các bà mẹ thực sự là điều căng thẳng. Bên cạnh những khó khăn về tiền bạc, họ dễ trải qua cảm giác tự ti do ít được giao tiếp xã hội, dễ gây stress. Hơn nữa, việc nhà bận rộn nhưng các bà mẹ ít được xã hội ghi nhận, nhiều người còn bị ông bà, thậm chí người không công nhận những vất vả khi họ phải làm việc nhà, trông con mỗi ngày.
Ở nhà nội trợ và chăm con không phải là điều các bà mẹ mong muốn, tuy nhiên với những năm đầu đời của trẻ, việc có mẹ ở bên sẽ mang lại những lợi ích tuyệt vời, là bước đệm vững chắc để con đạt được những thành tựu lớn trong tương lai, giúp các bà mẹ toàn thời gian hiểu rằng, những hi sinh đó không phải là là uổng phí.
Xem thêm: Trẻ ngủ với ông bà và ngủ với cha mẹ có sự khác biệt lớn trong tương lai, phụ huynh nhất định phải biết
Nhiều cha mẹ bận rộn với công việc xã hội, về nhà lại bận giải quyết các vấn đề lớn nhỏ khác trong gia đình. Để giảm bớt gánh nặng và thêm thời gian nghỉ ngơi, đôi khi cha mẹ lựa chọn để con ngủ chung với ông bà.
Việc này có thể giúp cha mẹ thoải mái hơn nhưng cũng làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của con.
Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái có thể trở nên gắn bó hơn thông qua khoảng thời gian ngắn ngủi trước khi đi ngủ. Đối với trẻ dưới 3 tuổi, việc được cha mẹ ôm trong vòng tay sẽ mang lại cảm giác an toàn, giúp cảm nhận được sự yêu thương.
Việc để con ngủ với ông bà hay cha mẹ còn tạo ra những sự khác biệt khác.
Có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ của cả ông bà và trẻ nhỏ
Người cao tuổi thường khó ngủ, ngủ ít hơn so với người trẻ. Chưa kể, một số người cao tuổi hay phải đi tiểu đêm, khi tỉnh giấc rất khó ngủ lại. Trong lúc ngủ, người lớn còn rất dễ ngủ ngáy. Các đặc điểm này đều có tác động đến giấc ngủ của trẻ.
Trong giai đoạn phát triển, trẻ cần được ngủ ngon và sâu giấc trong môi trường yên tĩnh để có thể phát triển thể chất, trí tuệ. Vì vậy, sự khác biệt về thói quen và đặc điểm giấc ngủ với người già có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.
Ngược lại, trẻ ngủ thường xuyên xoay người, đạp chăn khiến ông bà luôn phải thức giấc để kiểm tra cháu có bị lạnh hay không. Việc này cũng làm chất lượng giấc ngủ của người già càng ngày càng kém, gây suy nhược sức khỏe, thần kinh.
Trẻ thường xuyên ngủ với ông bà, quan hệ cha mẹ – con cái bị xa cách
Một đứa trẻ ngủ với cha mẹ ngay từ nhỏ tất nhiên sẽ nảy sinh cảm giác gần gũi và an tâm hơn. Trong khi đó, nếu trẻ ngủ với ông bà, phần lớn tình cảm của chúng sẽ chuyển sang họ.
Trong giai đoạn 1-3 tuổi, cha mẹ nên cố gắng dành thời gian chăm sóc con hết sức có thể để tạo ra tình cảm gắn kết chặt chẽ với con cái.
Sự đồng hành của ông bà với cháu trước khi ngủ tương đối đơn điệu
Trước khi ngủ là thời điểm lý tưởng để cha mẹ và con cái kết nối với nhau. Cha mẹ có thể tâm sự, lắng nghe và giải đáp thắc mắc của con. Ngoài ra, đọc sách cho con nghe cũng là cách tốt để giúp trẻ phát triển tốt. Trong khi đó, đa số người lớn tuổi sẽ không đủ sức lực và kiên nhẫn để thực hiện các hoạt động này với trẻ. Vì vậy, ông bà thường chỉ tập trung vào việc dỗ cho cháu ngủ càng nhanh càng tốt.
Sự khác biệt trong cách nuôi dạy con của ông bà và cha mẹ
Cha mẹ lại muốn rèn luyện cho con những thói quen tốt cho sức khỏe, tốt cho sự phát triển trong tương lai. Trong khi đó, thế hệ lớn tuổi sẽ có những thói quen cũ, có thể không còn phù hợp để dỗ trẻ ngủ như liên tục rung lắc trẻ, bắt trẻ thức dậy giữa đem để đi tè, dùng những câu chuyện đáng sợ để dọa trẻ đi ngủ… Một số người khác lại chiều cháu quá mức, để cháu ăn vặt ngay trước giờ ngủ, không nhắc cháu đánh răng… Đây đều là những việc có thể ảnh đến sức khỏe của trẻ.
Nguồn: https://xevathethao.vn/uncategorized/tre-ngu-voi-ong-ba-va-ngu-voi-cha-me-co-su-khac-biet-lon-trong-tuong-lai-phu-huynh-nhat-dinh-phai-biet.html
Nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/su-khac-biet-ro-ret-giua-dua-tre-duoc-me-cham-soc-toan-thoi-gian-va-dua-tre-co-nguoi-me-di-lam-c59a16947.html