Thú thật là từ hồi nhỏ, em đã mê đậu nành rồi. Nhà em còn trồng cơ, nên hay ăn đậu nành luộc, rang các thể loại. Tất nhiên, các sản phẩm làm từ đậu nành như là đậu phụ, sữa đậu nành… em cũng mê lắm. Đến khi lớn em vẫn giữ thói quen ăn những món này, thấy nó ngon lại có nhiều dinh dưỡng nữa.
Em nghĩ đây là thực phẩm tốt cho sức khỏe mà mọi người nên ăn. Tuy nhiên, với điều kiện là các chị đừng có cái u xơ nào trong người cả. Chứ nếu đã có thì nó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Không biết có phải vì sở thích này không mà hiện tại em đang rơi vào cảnh không biết giải quyết thế nào đây.
Em mê đậu nành từ bé luôn. Ảnh minh họa, nguồn: Eva
Cách đây khoảng 3 tháng, em đến lịch đi khám định kỳ nên có đi. Sau đó, bác sĩ phát hiện ra em có cái u xơ, nó đang còn nhỏ thôi nên chưa phải mổ gì. Em nhớ là lúc đấy mới có khoảng 2cm (20mm). Vì khối u còn nhỏ nên chưa phải mổ xẻ gì.
Em về nhà có kể chuyện với chị hàng xóm, chị ý bảo em: Thấy cô hay ăn đậu phụ với uống sữa đậu nành, giờ có cái u này là phải kiêng hết mấy thứ liên quan tới đậu nành đi nha.
Em nghe xong thì cũng ừ ừ à à vậy thôi chứ không để vào tai. Tại em thấy đậu nành ngon mà bác sĩ cũng có dặn em kiêng cữ hay gì đâu. Vì vậy, em cứ ăn như bình thường với tần suất khoảng 5 – 6 bữa liên quan tới đậu nành mỗi tuần, tức là ngày nào cũng ăn không món này thì món khác.
Em phát hiện 1 cái u xơ be bé. Ảnh minh họa, nguồn: 24h
Giờ e cũng băn khoăn không biết là do cơ địa hay tại cái thói ăn uống nữa. Đúng 2 tháng sau đó, em bị đau bụng kinh khủng khiếp luôn kèm triệu chứng rong và xuất huyết bất thường.
Bình thường, kỳ ‘dâu’ của em chỉ có tầm 3 – 4 ngày là hết thôi. Thế mà đợt này nó lên tới 10 ngày vẫn chưa hết. Rồi trước kia thì cứ phải 29 – 30 ngày thì mới đến một lần, thế mà giờ ‘chị nguyệt’ lại ghé thăm sau 12 ngày. Vì vừa bị rong lại đến sớm nên thành ra em mất máu, người nhợt nhạt lại còn đau bụng nữa. Vậy nên em đi bệnh viện xem sao.
Vào bệnh viện khám xong, ôi thật bất ngờ luôn các chị. Bác sĩ bảo em có hẳn ‘một chùm’ u xơ. Ơ kìa, sao từ một cái mà chỉ sau 2 tháng lại nhân bản lên nhiều thế kia. Dù kích thước nó không to nhưng số lượng nhiều nên khiến em đau bụng và bị rong, xuất huyết, bác sĩ bảo với em thế ạ.
Vậy là em phải nhập viện mổ đấy các chị. Mà vì em bị mất máu nhiều quá nên thành ra phải truyền máu rồi mới được làm phẫu thuật cơ. Rõ khổ luôn. Người thì mệt mỏi, uể oải, chóng mặt do thiếu máu lại còn đau nữa.
Sau thời gian ngắn nó mọc thành chùm như chùm trứng gà các mẹ ạ. Ảnh minh họa, nguồn: PN&PL
Phẫu thuật xong thì em thấy cũng nhẹ bụng, dễ chịu nhưng mà vẫn còn oải lắm cơ. Mệt thì mệt mà em vẫn cứ thắc mắc nguyên nhân tại sao mình lại bị mọc u xơ nhiều trong thời gian ngắn thế. Vậy là em tham gia vào các hội nhóm rồi tìm hiểu đủ các kênh thông tin luôn. Lúc này, loại trừ hết các trường hợp thì giờ e chỉ nghi ngờ do món đậu nành thôi.
Em đọc báo thấy chuyên gia dinh dưỡng Jian Yuhua (Đài Loan, Trung Quốc) khuyến cáo là người bị u xơ thì không nên ăn đậu nành. Hay một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Medicine (Baltimore) vào năm 2018 cũng chỉ ra rằng: Thường xuyên ăn các sản phẩm từ đậu nành (4 lần/tuần trở lên) làm tăng đáng kể nguy cơ bị u xơ. Đây là với người bình thường còn thế, huống gì là bệnh nhân bị u xơ.
Lúc này em cũng mới phát hiện ra là có rất nhiều chị giống em, không biết nên cứ ăn bình thường. Hậu quả là người thì u to lên nhanh, người thì u mọc nhiều. Hôm qua chị hàng xóm nhà em sang thăm, chị ý cũng kể là chị ý cũng bị u xơ. Nhờ nghe lời khuyên kiêng cữ không đụng tới đậu nành mà cả vài năm nay rồi, khối u xơ kích thước nó không tăng lên quá nhiều, vẫn chưa phải mổ. Em nghe xong mà hối hận quá chừng, giá mà em nghe lời chị hàng xóm thì có phải đã không ra cơ sự này không cơ chứ.
Giờ cũng chưa biết có phải 100% không, nhưng rút kinh nghiệm từ bản thân nên em cũng khuyên thật các chị, ai mà fan đậu nành như em thì tốt nhất nên hạn chế, có thể ăn nhưng đừng ăn nhiều quá. Mà nếu có khối u xơ nữa thì em khuyên chân tình, đừng ăn các chị ạ. Nếu có thèm quá không chịu được thì lâu lâu ăn miếng thôi cho nó đỡ thèm. Đừng bao giờ bỏ ngoài tai lời khuyên như em. Cái cảm giác đau đớn do 7 cái u xơ hoành hành đấy có đến lúc ‘về miền tây phương cực lạc’ rồi em cũng không thể quên được đâu.
Giờ cứ mỗi lần định mua hay cho vào miệng thực phẩm làm từ đậu nành là hình ảnh em quằn quại vì đau đớn nó lại hiện lên. Thế là lại bỏ xuống các chị ạ. Mà em còn chưa có gia đình cơ, không biết rồi mổ xẻ vầy có ảnh hưởng tới khả năng sinh con sau này không nữa.
Nguồn: https://www.webtretho.com/p/tu-1-u-xo-toi-bi-moc-nhu-chum-trung-ga-non-sau-3-thang-gio-moi-biet-minh-sai-o-dau
Xem thêm: Nếu có UT trong cơ thể, 5 bộ phận này sẽ chuyển sang màu đen, cần đi khám ngay
Mỗi loại ung thư lại có các dấu hiệu khác nhau, dễ bị nhầm lẫn hoặc bỏ qua nếu không đủ kiến thức và sự tinh ý. Tuy nhiên, cuộc sống quá bận rộn và sự chủ quan trong chăm sóc sức khỏe khiến rất nhiều người phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, mất đi cơ hội điều trị.
Vì vậy, nếu 5 bộ phận sau đây chuyển sang màu đen bất thường thì hãy đi thăm khám ngay kẻo ung thư tàn phá cơ thể:
1. Móng tay đen
Không bị chấn thương nhưng móng tay xuất hiện những đường sọc màu đen rất có thể là bạn đã bị u hắc tố tấn công. Đây là một loại ung thư thường gặp ở ngoài da, là bệnh lý ác tính của tế bào sinh sắc tố melanin.
Trong 1 số trường hợp, nó cũng có thể đơn giản là bệnh lý ngoài da, nấm móng không quá đáng lo. Tuy nhiên, nếu nhận thấy vệt màu đen ở móng tay có chiều hướng tăng sinh, không đối xứng về hình dạng, không đều màu… thì nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt kẻo hối hận không kịp.
2. Da mặt đen sạm
Màu sắc trên khuôn mặt và sắc tố da có một mối quan hệ trực tiếp với nhau, nếu khi bệnh gan phát sinh, sẽ có sự bất thường trong quá trình trao đổi chất của hắc tố melanin, ảnh hưởng tới sự trao đổi chất bilirubin.
Gan tham gia vào quá trình chuyển hóa của cơ thể, khi mắc bệnh, khả năng chuyển hóa và hấp thụ sắt sẽ giảm đi, khiến một lượng lớn canxi và sắt trong máu liên tục lắng đọng trên bề mặt da, làm màu da tối hơn và xỉn màu. Ngoài ra, do gan bị tổn thương, estrogen không thể chuyển hóa, gây ra hiện tượng giãn nở mao mạch và làm thay đổi màu da.
Da xỉn màu không rõ nguyên nhân, xuất hiện sắc tố nâu trên da mũi và trán có thể là dấu hiệu của các bệnh gan nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan. Để chắc chắn hơn thì cần biết rằng ung thư gan còn có các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng trên bên phải, ngứa da, vàng da, chán ăn, sụt cân.
3. Môi đen
Toàn bộ môi đột nhiên chuyển sang màu thâm đen hay xuất hiện các đốm đen bất thường đều có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư. Màu sắc môi tím đen, thâm đen kết hợp với da môi khô môi, mệt mỏi, chán ăn thường gặp ở bệnh nhân ung thư gan, ung thư dạ dày.
Còn đốm đen trên môi có thể là biểu hiện của bệnh ung thư. Thông thường đó là đốm đen sáng bóng nhìn như sẹo hoặc là các vết loét màu đen không lành.
Rối loạn Hemochromatosis cũng là chứng bệnh có thể gây ra các mảng màu xám, nâu trên môi.
4. Cổ đen
Theo y học, các mảng sẫm màu hoặc sắc tố quanh cổ không phải là nguyên nhân chỉ do vệ sinh kém, “cơ địa” mà rất có thể là dấu hiệu của bệnh tật nguy hiểm. Tình trạng này còn được gọi tên là bệnh gai đen.
Nó khiến vùng da tối, sẫm, đổi màu ở các nếp gấp cơ thể và nếp nhăn da, các vùng da bị ảnh hưởng có thể trở nên dày lên. Bệnh thường ảnh hưởng đến vùng nách, háng và cổ.
Bệnh gai đen thường xảy ra ở những người béo phì hoặc mắc bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp. Vài trường hợp hiếm, bệnh có thể là dấu hiệu cảnh báo của một khối u ác tính trong một cơ quan nội tạng. Phổ biến nhất là ung thư dạ dày, ung thư gan hoặc cũng có thể là ung thư tuyến giáp.
5. Tay chân hay có vết bầm, thâm đen
Những vết bầm tím, thâm đen do tụ máu không rõ lý do, không bị tác động vật lý rất có thể là dấu hiệu ung thư máu, ung thư tủy xương. Vì vậy, nếu gặp trường hợp này bạn đừng chủ quan.
Tuy nhiên, đây cũng có thể là triệu chứng của người đang bị rối loạn nội tiết nghiêm trọng hoặc mắc bệnh rối loạn chảy máu (haemophilia). Bởi vì bệnh này khiến máu khó đông và chảy kéo dài, thậm chí một sự va chạm cơ thể nhẹ cũng có thể gây thâm tím một vùng da lớn, rất lâu khỏi.
Do vậy, bạn nên đi khám bác sĩ sớm nếu thường xuyên thấy những vết bầm tím xuất huyết bất thường, dày đặc, không rõ nguyên nhân.