Từ ngày 1/7, dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tăng lên so với mức lương tối thiểu hiện tại. Vậy mức lương giáo viên hợp đồng có được tăng?

Báo Sức khỏe và Đời sống ngày 25/05/2024 có bài viết đưa thông tin với tiêu đề: “Từ ngày 1/7, dự kiến mức lương giáo viên hợp đồng tăng thêm bao nhiêu?”. Với nội dung như sau:

Mức lương giáo viên hợp đồng thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Theo Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động quy định mức lương tối thiểu tăng 6% so với mức hiện hành áp dụng từ ngày 1/7/2024:

– Vùng I tăng từ 4,68 triệu đồng/tháng lên 4,96 triệu đồng/tháng (tăng thêm 280.000 đồng);

– Vùng II tăng từ 4,16 triệu đồng/tháng lên 4,41 triệu đồng/tháng (tăng 250.000 đồng);

– Vùng III tăng từ 3,64 triệu đồng/tháng lên 3,86 triệu đồng/tháng (tăng 220.000 đồng);

– Vùng IV tăng từ 3,25 triệu đồng/tháng lên 3,45 triệu đồng/tháng (tăng 200.000 đồng).

Theo đó, lương giáo viên không phải viên chức làm việc theo hợp đồng lao động sẽ được tính lương dựa trên mức lương không thấp hơn mức lương tối thiểu đối với người lao động.

Vậy, dự kiến lương giáo viên hợp đồng năm 2024 tại các cơ sở giáo dục ở vùng I sẽ không thấp hơn 4.960.000 đồng từ 1/7/2024.

Từ ngày 1/7, lương giáo viên không phải viên chức làm việc theo hợp đồng lao động sẽ được tính lương dựa trên mức lương không thấp hơn mức lương tối thiểu đối với người lao động. Ảnh minh họa: TL

Giáo viên hợp đồng là gì?

Giáo viên hợp đồng là giáo viên chưa được tuyển dụng chính thức, khi các trường học thiếu giáo viên, chưa tuyển được giáo viên chính thức sẽ tiến hành tuyển dụng nhân viên hợp đồng.

Chính vì thế nên giáo viên hợp đồng sẽ không được hưởng phúc lợi, chế độ hay mức lương giống như giáo viên biên chế hay chính thức.

Giáo viên biên chế chỉ là cách để mọi người gọi giáo viên là viên chức ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn với đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, hiện nay không phải giáo viên là viên chức nào cung được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, các giáo viên sẽ ký hợp đồng làm việc thời hạn từ 12 – 60 tháng.

Có những trường hợp được hưởng biên chế suốt đời như sau (Điều 25 Luật Cán bộ, công chức, viên chức sửa đổi năm 2019):

+ Giáo viên đã được tuyển dụng trước ngày 1/7/2020 nhưng chưa ký hợp đồng không xác định thời hạn thì thực hiện tiếp hợp đồng xác định thời hạn đã ký kết.

+ Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 58 của Luật này;

+ Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Lương giáo viên hợp đồng

Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.

Cách tính lương của giáo viên hợp đồng như sau:

Cách tính lương = Lương cơ bản x Hệ số lương x % Phụ cấp (nếu có) – Các khoản phí khác (phí bảo hiểm và phí công đoàn).

Hoặc mức lương thoả thuận trong hợp đồng.

Theo cách tính ở đây có thể thấy lương của giáo viên hợp đồng hiện nay là áp dụng mức lương cơ bản theo quy định của Bộ luật Lao động, không áp dụng mức lương theo quy định của cán bộ, công chức, viên chức.

Bên cạnh đó, còn áp dụng theo những quy định do Bộ GD&ĐT đề ra. Tùy từng quy chế từng trường học sẽ có cách tính cụ thể khi có nhu cầu tuyển dụng.

Giáo viên hợp đồng có được xét nâng bậc lương không?

Theo Khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 08/2013/TT-BNV hướng dẫn chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thì đối tượng thuôc phạm vi điều chỉnh được nâng bậc lương thường xuyên ngoài cán bộ, công chức, viên chức còn có:

“Những người xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ do Nhà nước quy định được cấp có thẩm quyền quyết định đến làm việc tại các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam mà vẫn thuộc danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định hiện hành của pháp luật.

Những người xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định thuộc chỉ tiêu biên chế được ngân sách nhà nước cấp kinh phí trong các hội có tính chất đặc thù quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định hội có tính chất đặc thù”.

Căn cứ theo quy định trên thì đối với người lao động thì chỉ những người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập mới được nâng bậc lương thường xuyên như cán bộ, công chức, viên chức.

Tiếp đến, báo Nghệ An ngày 27/03/2024 cũng có bài đăng liên quan với thông tin: Sớm gỡ khó cho ngành Giáo dục trong chi trả lương giáo viên hợp đồng. Nội dung được đưa như sau:

Với những đặc thù, hiện các cơ sở giáo dục đang hợp đồng thời vụ với hàng ngàn nhân viên nhóm hỗ trợ, phục vụ và hàng trăm giáo viên các cấp học do thiếu biên chế.

Khó khăn trong chỉ trả lương cho giáo viên hợp đồng

Từ tháng 1/2024 đến nay, việc thanh toán tiền công, tiền lương cho người lao động hợp đồng theo Nghị định số 111/2022/NĐ – CP tại các cơ sở giáo dục gặp khó khăn, vướng mắc. Hiện tại, hầu hết Kho bạc Nhà nước các huyện đã tạm ngừng chi trả, chỉ cho tạm ứng hoặc chỉ cho chi trả một số đối tượng… do hợp đồng lao động chưa được UBND tỉnh giao chỉ tiêu.

Chị Nguyễn Thị Linh là giáo viên hợp đồng dạy môn Khoa học tự nhiên tại Trường Trung học cơ sở Quán Bàu (thành phố Vinh). Đây cũng là giáo viên duy nhất xin nhận tạm ứng lương do bản thân mới sinh con nhỏ, gặp nhiều khó khăn. Chị Linh cho biết: “Là giáo viên hợp đồng nên thu nhập của chúng tôi thấp hơn so với giáo viên trong biên chế và cũng không ổn định vì được trả lương theo tiết. Vì thế, chúng tôi mong muốn tỉnh có cơ chế để các nhà trường thuận lợi trong việc chi trả lương, giúp các giáo viên được ổn định cuộc sống”.

IMG_8137.JPG
Nhiều trường học ở Nghệ An đang thiếu giáo viên và phải sử dụng giáo viên hợp đồng. Ảnh: Mỹ Hà

Do thiếu giáo viên nên năm học này, Trường Trung học cơ sở Quán Bàu hợp đồng 9 giáo viên. Lâu nay việc chi trả lương được trích một phần từ nguồn thu của nhà trường, một phần do thành phố hỗ trợ. 3 tháng qua, việc chi trả lương cho giáo viên hợp đồng tạm thời bị gián đoạn và nhà trường có cơ chế tạm ứng lương cho giáo viên. Tuy nhiên, chỉ có 1 giáo viên xin nhận tạm ứng, còn lại đang chờ văn bản hướng dẫn.

Ông Nguyễn Hồng Hải – Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Quán Bàu cho biết: “Tình trạng thiếu giáo viên không chỉ diễn ra ở trường tôi mà còn diễn ra tại nhiều trường khác trong thành phố. Vì vậy, việc hợp đồng giáo viên là cần thiết để đảm bảo việc dạy và học ở các nhà trường. Nếu việc chi trả lương cho giáo viên hợp đồng bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý các giáo viên và cũng sẽ ảnh hưởng đến việc dạy và học ở các nhà trường”.

Nghệ An có gần 1.500 trường học. Để thực hiện nhiệm vụ, từ nhiều năm nay, tại các cơ sở giáo dục đã hợp đồng lao động thời vụ với hàng ngàn nhân viên nhóm hỗ trợ, phục vụ (nấu ăn bán trú, nội trú; bảo vệ, tạp vụ,…) và hàng trăm giáo viên các cấp học do thiếu biên chế.

IMG_9227.JPG
Trường THCS Quán Bàu (thành phố Vinh) đang sử dụng nhiều giáo viên hợp đồng. Ảnh: Mỹ Hà

Ngoài ra, toàn tỉnh còn có hơn 340 giáo viên, nhân viên được UBND huyện hợp đồng không xác định thời hạn đã nhiều năm nhưng chưa được tuyển dụng do nhiều nguyên nhân.

Việc chi trả tiền công, tiền lương cho các đối tượng hợp đồng trên được lấy từ nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị (ngân sách cấp và nguồn thu sự nghiệp), nguồn hỗ trợ và chi trả từ ngân sách giáo dục cấp huyện.

Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ quy định về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập, có hiệu lực thi hành từ ngày 22/2/2023.

Nghị định 111 nêu rõ 3 loại công việc thực hiện hợp đồng: Các công việc hỗ trợ, phục vụ trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quản lý và áp dụng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật lao động, pháp luật dân sự và quy định của pháp luật khác có liên quan; các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính thực hiện quản lý và áp dụng chế độ, chính sách như công chức; các công việc chuyên môn, nghiệp vụ thuộc danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, chuyên môn dùng chung trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Nghị định mới quy định rõ về kinh phí thực hiện ký hợp đồng để giải quyết khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn thực hiện và bảo đảm kinh phí triển khai thực hiện các quy định mới.

Đối với cơ quan hành chính thì kinh phí thực hiện hợp đồng công việc hỗ trợ, phục vụ từ nguồn ngân sách Nhà nước, nguồn thu khác (nếu có), nằm ngoài quỹ lương của cơ quan.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập thì kinh phí thực hiện hợp đồng lao động công việc hỗ trợ, phục vụ, chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, theo quy định của pháp luật về phân cấp ngân sách. Đối với các đơn vị thực hiện cơ chế tài chính đặc thù thì thực hiện theo cơ chế tài chính đặc thù do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tạo cơ chế thuận lợi cho các trường

Liên quan đến vấn đề này, đầu tháng 3/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh có văn bản hướng dẫn chỉ đạo thống nhất để việc thực hiện chế độ cho người lao động hợp đồng theo quy định và phù hợp với thực tế.

Cụ thể, đối với hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ phục vụ, do trong Nghị định 111 không quy định về việc giao số lượng hợp đồng công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập và đối tượng này không thuộc biên chế, số người làm việc và không thuộc quỹ lương của cơ quan, kinh phí chi trả được sử dụng từ nguồn tự cân đối của đơn vị.

bna-gv2-6194.jpg
Huyện Quỳnh Lưu còn 9 giáo viên hợp đồng cấp THCS, tất cả đều có thâm niên từ 12 đến 18 năm. Ảnh: T.H

Đối với hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ, hiện việc xác định đơn vị tự chủ tài chính theo quy định của Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập tại các huyện, thành phố, thị xã đang thực hiện khác nhau. Trong đó, cấp tiểu học và các đơn vị không thu học phí hoặc nguồn thu học phí thấp thì được xác định đơn vị sự nghiệp công lập Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên.

Với ngành học mầm non, cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và Giáo dục thường xuyên, do có nguồn thu học phí nên một số huyện xác định là đơn vị sự nghiệp công lập Nhà nước đảm bảo một phần chi thường xuyên, có huyện lại xác định là đơn vị sự nghiệp công lập Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên.

Trong khi đó, trên thực tế, do nguồn học phí sau khi tính trừ 40% cải cách tiền lương theo quy định, 60% còn lại được cân đối vào chi thường xuyên (để tăng cường cơ sở vật chất, hỗ trợ hoạt động giáo dục tại đơn vị), nên một số đơn vị không còn nguồn thu sự nghiệp để chi trả lương cho giáo viên hợp đồng lao động theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP. Vì thế, thời gian qua, một số huyện đã cấp hỗ trợ kinh phí để các đơn vị chi trả lương cho giáo viên hợp đồng do thiếu so với định mức của Bộ chuyên ngành.

Ngoài số hợp đồng giáo viên thiếu so với định mức ra thì các cơ sở giáo dục còn có các hợp đồng lao động: Trong chỉ tiêu biên chế do chưa kịp tuyển dụng; hợp đồng dạy thay giáo viên nghỉ sinh, nghỉ ốm đau; hợp đồng giáo viên dạy các môn còn thiếu (mà không có biên chế để tuyển dụng do tinh giản), hợp đồng dạy tăng cường để thực hiện thí điểm mô hình trường tiên tiến.

Để đảm bảo việc dạy và học ở các trường, Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị UBND tỉnh cho phép các đơn vị được hợp đồng lao động dưới 12 tháng để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nếu các cơ sở giáo dục và UBND cấp huyện tự cân đối được nguồn kinh phí chi trả từ nguồn ngân sách và nguồn thu của đơn vị.

Cụ thể, đối với đơn vị sự nghiệp nếu được tỉnh cấp ngân sách, được ký hợp đồng có thời gian không quá 12 tháng. Số lượng người ký kết hợp đồng chiếm không quá 70% chênh lệch giữa số lượng người làm việc được giao so với số lượng người làm việc định mức do bộ, ngành, lĩnh vực ban hành và số lượng này do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.

bna-gio-hoc-cua-hoc-sinh-truong-thcs-nghi-thuy-thi-xa-cua-lo-1612.jpg
Giờ học của học sinh Trường THCS Nghi Thủy (thị xã Cửa Lò). Ảnh: Mỹ Hà

Sở cũng đề nghị tỉnh chấp nhận thanh toán chế độ cho giáo viên, nhân viên được UBND huyện hợp đồng không xác định thời hạn nhiều năm trước đây trong chỉ tiêu biên chế được giao.

Từ năm học 2024-2025, đề nghị UBND tỉnh giao chỉ tiêu hợp đồng lao động chuyên môn, nghiệp vụ theo đề xuất của đơn vị nếu có nguồn kinh phí tự cân đối chi trả.

Rà soát lại đội ngũ hợp đồng trong các đơn vị:

Sau khi UBND tỉnh nhận được công văn của Sở Giáo dục và Đào tạo, về việc thanh toán tiền công, tiền lương cho người lao động theo Nghị định số 111 và đề nghị của Sở Nội vụ về việc tham mưu xử lý đề nghị của Kho bạc Nhà nước và các hồ sơ liên quan, Công văn của Kho bạc Nhà nước Nghệ An về việc thanh toán số lượng hợp đồng theo Nghị định số 111/2022/NĐ – CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập, ngày 8/3/2024, UBND tỉnh có Văn bản số 1744/UBND – TH về việc lao động hợp đồng theo Nghị định số 111/2022/NĐ – CP.

Theo đó, để đảm bảo thực hiện đúng với các văn bản theo quy định, UBND tỉnh có ý kiến: Đối với hợp đồng thực hiện hỗ trợ, phục vụ thực hiện theo Công văn số 1509/BNV – CCVC ngày 6/4/2024 của Bộ Nội vụ trả lời Kho bạc Nhà nước Việt Nam. Cụ thể, với đối tượng này không quy định việc giao số lượng hợp đồng công việc hỗ trợ, phục vụ trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập. Lao động hợp đồng không thuộc biên chế, số lượng người làm việc và không thuộc quỹ lương của cơ quan, đơn vị. Việc quyết định số lượng hợp đồng (kể cả hợp đồng ngắn hạn) thuộc thẩm quyền người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Đối với hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập, UBND tỉnh giao các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các đơn vị sự nghiệp công lập rà soát việc thực hiện hợp đồng lao động của các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý. Đồng thời, báo cáo khó khăn, vướng mắc liên quan hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập, gửi văn bản về Sở Nội vụ để tổng hợp.

UBND tỉnh cũng giao Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu, tham mưu để xuất cấp có thẩm quyền giải pháp để xử lý các khó khăn, vướng mắc. Việc rà soát hoàn thành trước ngày 15/3/2024.

Tổng hợp

Theo Sở hữu trí tuệ 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *